Tin tức
Các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ - 5 nguyên nhân hàng đầu
- 12/01/2022 | Dinh dưỡng cho trẻ cai sữa mẹ chuẩn để bé phát triển toàn diện
- 10/12/2021 | Cách bảo quản sữa mẹ an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cho con yêu
- 13/12/2021 | Sữa mẹ để nhiệt độ thường được bao lâu? Cách bảo quản như thế nào?
1. Các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ ai cũng cần biết
Có rất nhiều yếu tố trong sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày hay tinh thần của mẹ ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ.
Sữa mẹ đặc biệt cần thiết với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Dưới đây là các yếu tố điển hình làm giảm tiết sữa mẹ:
1.1. Do tinh thần căng thẳng, mệt mỏi
Sau sinh, người phụ nữ phải vất vả chăm sóc con cái, lo toan việc gia đình cùng nhiều vấn đề sức khỏe, tài chính,... nên không thể tránh khỏi những căng thẳng, mệt mỏi. Đây là một trong các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ thường gặp nhất.
Do đó, người mẹ nên cố gắng giữ tinh thần thoải mái, cùng tâm sự và san sẻ công việc với người thân để tránh làm việc quá sức. Đặc biệt người chồng nên ở cạnh động viên, hỗ trợ vợ sau sinh để tránh bị tâm lý áp lực, stress dẫn đến giảm tiết sữa cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác.
1.2. Do sức khỏe giảm sút
Sau khi sinh con, sức khỏe của nhiều mẹ bị giảm sút nên dễ mắc nhiều bệnh lý hơn, đặc biệt là viêm họng, cảm cúm, ốm sốt,... Những bệnh lý này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần cũng như hoạt động sản xuất và tiết sữa.
Hơn nữa khi mắc bệnh, nhiều mẹ phải uống thuốc điều trị nên phải kiêng cho con bú trong nhiều ngày. Điều này khiến tuyến sữa không được kích thích tiết đều đặn dẫn đến mất dần sữa, thậm chí không có sữa khi cho con bú trở lại.
Giảm tiết sữa mẹ có thể do mẹ lạm dụng chất kích thích
1.3. Do sử dụng chất kích thích
Phụ nữ sau sinh được khuyến cáo nên hạn chế, có thể bỏ hoàn toàn việc sử dụng các thức uống hay thực phẩm kích thích như:
Cà phê, trà chứa nhiều caffein
Nếu chỉ sử dụng lượng nhỏ, caffeine không gây hại gì cho sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên nếu lạm dụng dùng nhiều và liên tục, sản phụ có thể bị mất nước, cơ thể cũng tiết ít sữa hơn. Ngoài ra, caffeine có thể có mặt trong sữa mẹ, khiến trẻ khi bú vào bị mất ngủ, khó chịu, quấy khóc.
Thuốc lá
Thuốc lá không chỉ chứa nhiều hóa chất độc hại mà còn gây cản trở quá trình giải phóng hormone kích thích phản xạ tiết sữa oxytocin của người mẹ. Từ đó có thể khiến mẹ giảm tiết sữa, tắc tuyến sữa hoặc mất sữa hoàn toàn.
Các chuyên gia khuyên rằng, để đảm bảo chất lượng sữa và sức khỏe con bé, mẹ sau sinh tuyệt đối không nên hút thuốc hoặc tiếp xúc gần với người hút thuốc lá.
Rượu bia
Rượu bia là các thức uống chứa lượng cồn cao, vừa làm thay đổi vị sữa khiến trẻ không muốn bú vừa ảnh hưởng đến hoạt động tiết sữa. Người mẹ khi cho con bú sử dụng rượu, bia quá nhiều thường bị giảm tiết sữa, ngoài ra cũng ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
1.4. Do thuốc hoặc thảo dược
Ngoài thời gian 6 tháng đầu nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, mẹ nên tiếp tục cho con bú 1 - 2 năm đầu đời. Nếu trong thời gian này mẹ phải uống thuốc điều trị, nhất là thuốc chứa các chất như: estrogen, testosteron, progestin, ergotamin, pseudoephedrine,... thì cũng là một trong các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ.
Thuốc tránh thai cũng làm giảm tiết sữa mẹ
Nhiều chị em phụ nữ trong thời gian cho con bú có sử dụng thuốc tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn, lượng lớn estrogen trong thuốc cũng là nguyên nhân gây giảm tiết sữa. Mẹ chỉ nên sử dụng thuốc tránh thai chứa progesterone.
Ngoài ra, trong chế độ ăn uống hàng ngày, nếu mẹ sử dụng 1 số loại thảo dược sau có thể bị tình trạng giảm tiết sữa như: rau bạc hà, rau mùi tây, rau thơm,...
1.5. Do chế độ ăn uống không hợp lý
Việc giảm tiết sữa ở mẹ thường liên quan đến vấn đề dinh dưỡng, nhất là những mẹ ăn kiêng sớm với mong muốn lấy lại vóc dáng và giảm cân.
Ngoài những nguyên nhân trên, giảm tiết sữa có thể do bệnh lý khi đi kèm với triệu chứng đau tức vùng vú, sưng vú,... Khi đó, mẹ nên đi khám bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân cũng như có biện pháp điều trị sớm.
2. Biện pháp giúp nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé yêu
Sau khi mẹ sinh, sữa non đã có sẵn trong bầu vú của mẹ trong khoảng 40 giờ đầu nhưng phải từ 2 - 3 ngày sau sinh sữa mẹ mới về. Sau đó, mẹ hãy áp dụng các biện pháp sau để tăng tiết sữa, duy trì lượng sữa ổn định cho trẻ bú.
2.1. Cho trẻ bú ngay sau khi sinh
Sữa non là dòng giữa giàu dinh dưỡng nhất chuẩn bị cho bé, tồn tại trong bầu sữa mẹ khoảng 48 giờ sau sinh. Do đó, mẹ nên cho con bú sớm trong khoảng thời gian này để nhận được dinh dưỡng tốt, ngoài ra cũng giúp kích thích tuyến sữa hoạt động tốt, từ đó sữa sẽ dồi dào và đều đặn hơn.
Cho trẻ bú sớm và đều đặn sau sinh giúp ngăn ngừa giảm tiết sữa mẹ
Trong trường hợp không thể cho con bú sớm, mẹ nên vắt sữa ngay trong vài giờ đầu sau sinh. Lực hút sữa cũng giúp kích thích tuyến sữa hoạt động, sản xuất sữa nhờ vào hormone prolactin và oxytocin. Nếu mẹ bị giảm tiết sữa, nên dùng tay vắt sữa nhẹ nhàng mỗi 1 - 2 giờ để thúc đẩy quá trình sữa mẹ về.
2.2. Hướng dẫn trẻ bú đúng cách
Hoạt động trẻ bú sữa mẹ kích thích não bộ sản xuất hormone oxytocin tham gia vào quá trình sản xuất sữa. Do đó, hướng dẫn trẻ bú đúng cách là cách giúp sữa mẹ xuống đều hơn, hơn nữa cũng ít gây đau đớn khó chịu cho cả mẹ lẫn bé.
Để dạy trẻ bú mẹ, mẹ để đầu vú chạm vào môi trên của trẻ, trẻ sẽ tự phản xạ há miệng để tìm cách ngậm núm vú. Không nên ép khi trẻ không muốn ti mẹ, việc này có thể khiến trẻ cắn ti mẹ khi đến thời điểm mọc răng.
Tâm lý thoải mái cũng là cách để mẹ duy trì nguồn sữa tốt cho con
2.3. Duy trì tâm lý thoải mái, tích cực
Tinh thần khỏe mạnh, tích cực là yếu tố tốt để cơ thể sản xuất sữa tốt hơn. Do đó, hãy cố gắng giữ tâm lý thoải mái, thường xuyên vui đùa cùng con, nghỉ ngơi nhiều hơn nếu bị căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
Nếu bạn bị tắc sữa, mất sữa, hãy đi khám bác sĩ để có thể khắc phục nguyên nhân, giúp sữa mẹ về sớm nhất. Cần tư vấn chi tiết hơn, mẹ có thể liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!