Tin tức

Cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà​ và những lưu ý khác

Ngày 25/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Dây chằng đầu gối bị giãn sẽ gây nên nhiều khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Lúc này, việc đi thăm khám và tuân thủ theo các chỉ định điều trị từ bác sĩ là rất quan trọng để quá trình phục hồi được tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo thêm các cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục.

1. Tổng quan về tình trạng giãn dây chằng đầu gối

Giãn dây chằng đầu gối là tình trạng dây chằng bị căng giãn quá mức gây cảm thấy đau nhức dữ dội hoặc bị đau âm ỉ trong nhiều ngày liên tiếp khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Bên cạnh đó, đầu gối sẽ có biểu hiện bị sưng đỏ hoặc bị bầm tím quanh khu vực bị tổn thương. 

Giãn dây chằng đầu gối tương đối nghiêm trọng, việc điều trị thường phức tạp hơn so với các vị trí khác. Tuy nhiên, bệnh lý khi được phát hiện kịp thời và có phương án chữa trị đúng cách thì những tổn thương này sẽ được phục hồi một cách nhanh chóng. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân cũng sẽ quay trở lại sinh hoạt hàng ngày một cách bình thường. 

Giãn dây chằng đầu gối khiến hoạt động của người bệnh khó khăn hơn

Giãn dây chằng đầu gối khiến hoạt động của người bệnh khó khăn hơn

2. Nguyên nhân gây giãn dây chằng đầu gối

Tình trạng giãn dây chằng ở đầu gối do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: 

  • Các bệnh lý thoái hóa khớp gối, loãng xương.
  • Các bệnh lý viêm khớp nhiễm khuẩn làm tổn thương khớp dẫn đến lỏng lẻo các vị trí bám của dây chằng.
  • Chấn thương do hoạt động thể thao khi đá bóng, chơi bóng chuyền, chạy nhảy,...
  • Do tai nạn giao thông, tai nạn trong lao động hoặc các tai nạn bất ngờ trong sinh hoạt hàng ngày,... Do các chấn thương xoắn khi đang chạy hoặc đang đi xe máy,... bị ngã một cách bất ngờ khiến bệnh nhân phải dùng một chân để chống đỡ khiến đầu gối bị tác động.
  • Do va đập trực tiếp, tác động đến đầu gối.

Dây chằng đầu gối bị giãn do nhiều nguyên nhân khác nhau

Dây chằng đầu gối bị giãn do nhiều nguyên nhân khác nhau

3. Sơ cứu cần biết khi có dấu hiệu giãn dây chằng

Trước khi áp dụng cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà, bạn cần phải nắm rõ các bước sơ cứu ban đầu với người thị thương ở mức độ nhẹ, cụ thể: 

  • Không nên cử động mạnh khi nhận thấy dấu hiệu cho thấy dây chằng gối đang bị tổn thương. Lúc này bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và kê cao phần chân. 
  • Trong 48 tiếng sau khi bị thương, có thể chườm lạnh ở vùng đầu gối để giảm đau và tránh bị phù nề. Lưu ý, không được sử dụng những loại cao chườm nóng vì nhiệt độ cao có thể khiến cho dây chằng giãn nhiều hơn và làm cho cơn đau thêm nghiêm trọng. 
  • Sử dụng nẹp hoặc băng thun để cố định phần đầu gối. Thời gian sử dụng nẹp cố định sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các chấn thương (vấn đề này nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ). 

Sau khi đã sơ cứu, người bị chấn thương nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra chi tiết hơn. Một vài trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị, chủ yếu là thuốc giảm đau và hỗ trợ chống viêm. Người bệnh nhân không được lạm dụng thuốc hoặc tự ý sử dụng thuốc và cần tuyệt đối tuân theo liều lượng dùng được bác sĩ kê. 

Bạn có thể tự mình sơ cứu khi bị giãn dây chằng gối ở mức độ nhẹ

Bạn có thể tự mình sơ cứu khi bị giãn dây chằng gối ở mức độ nhẹ

4. Cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà hỗ trợ quá trình điều trị

Một vài cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà khá đơn giản, giúp hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn mà bạn có thể tham khảo và áp dụng như:

4.1. Thay đổi chế độ ăn uống

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ sẽ thúc đẩy thời gian phục hồi nhanh hơn. Đồng thời, các triệu chứng như đau nhức hay sưng viêm cũng có cải thiện đáng kể. Bệnh nhân nên bổ sung thêm trong chế độ ăn của mình những loại thực phẩm giàu vitamin, các hoạt chất chống oxy hóa,... 

Các dưỡng chất sẽ giúp tăng cường, kích thích các chức năng cũng như độ dẻo dai của hệ xương khớp, hệ thống dây chằng và các cơ. Đồng thời, sức đề kháng cũng được cải thiện, giúp hạn chế các cơn đau căng cứng và ngăn ngừa nguy cơ bị tái phát chấn thương. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần loại bỏ các loại thực phẩm có nguy cơ làm tăng viêm, sưng đau như đồ uống có cồn, các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ và cay nóng,...

4.2. Massage nhẹ nhàng

Các động tác massage nhẹ nhàng sẽ kích thích các mạch máu và cả mô mềm để cải thiện quá trình lưu thông máu. Đồng thời, chúng cũng giúp cơ và dây chằng được thư giãn, làm giảm đau sưng và hỗ trợ điều hòa khí huyết tương đối tốt. 

Các động tác massage đúng cách còn làm giảm tình trạng căng cứng, hạn chế tê buốt, làm tan các cục máu bầm và kích thích khả năng vận động của cơ gối. Bạn có thể thực hiện các bài tập massage trung bình 2 lần mỗi ngày, mỗi bài tập kéo dài 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý: các bài massage này cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc do người có chuyên môn thực hiện. 

Cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà với các bài massage đơn giản cũng khá hiệu quả

Cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà với các bài massage đơn giản cũng khá hiệu quả

4.3. Các bài tập giúp phục hồi chức năng

Những bài tập này thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị giãn dây chằng ở mức độ nhẹ và phải thực hiện theo hướng dẫn hoặc dưới sự giám sát của bác sĩ, người có chuyên môn. Khi luyện tập đúng cách, các cấu trúc của ổ khớp sẽ được cải thiện, thúc đẩy tính linh hoạt và giúp phục hồi hệ thống chức năng vận động, kết hợp cải thiện rõ rệt các triệu chứng. 

Quan trọng hơn, bệnh nhân chỉ nên hoạt động vừa sức, không nên cố gắng quá mức cho phép hoặc đẩy nhanh tiến độ của các bài tập. Những việc làm sai lầm này vô tình sẽ khiến cho vùng đầu gối bị sưng đau nhiều hơn và làm phản tác dụng của các bài tập. 

Bệnh nhân giãn dây chằng đầu gối nên đến bệnh viện để được thăm khám kỹ càng hơn

Bệnh nhân giãn dây chằng đầu gối nên đến bệnh viện để được thăm khám kỹ càng hơn

5. Phòng ngừa giãn dây chằng đầu gối

  • Cẩn thận trong quá trình di chuyển, đặc biệt khi điều kiện môi trường không thuận lợi như đường trơn hay trời tối,...
  • Khi lao động nên trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ.
  • Sử dụng thêm các thiết bị bảo vệ và hỗ trợ khác khi chơi thể thao.
  • Trước khi thể thao hoặc bơi lội cần khởi động kỹ và đầy đủ.
  • Nên chọn giày dép có size vừa chân và đảm bảo chắc chắn để tránh bị té ngã.
  • Tăng cường thêm nhiều bài tập có tác dụng kích thích sức khỏe xương khớp.
  • Bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Trên đây là các thông tin liên quan đến chủ đề cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà an toàn và hiệu quả. Tốt nhất, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Cơ Xương Khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và thăm khám cụ thể. Thông qua mức độ giãn dây chằng, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị và đưa ra lời khuyên phù hợp. Quý khách có thể đặt lịch khám trước tại MEDLATEC bằng cách gọi đến số điện thoại 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ