Tin tức
Chấn thương dây chằng đầu gối: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết
Chấn thương dây chằng đầu gối: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết
Chấn thương dây chằng là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp, nhất là đối với người thường xuyên tham gia hoạt động vận động. Những triệu chứng do bệnh gây ra khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến vận động sinh hoạt, công việc hàng ngày. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh lý này.
1. Nguyên nhân gây chấn thương dây chằng đầu gối
Chấn thương dây chằng đầu gối xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, thường gặp nhất là do:
Chịu lực va chạm mạnh hay thực hiện động tác không đúng kỹ thuật có thể gây chấn thương dây chằng đầu gối
1.1. Tai nạn sinh hoạt
Khi thực hiện các hoạt động vận động như chạy nhanh, nhảy cao hoặc xoay cơ thể, đầu gối sẽ phải chịu một áp lực lớn. Chỉ cần gặp một va chạm mạnh hoặc thực hiện động tác không đúng cách có thể dẫn đến chấn thương dây chằng.
Mặt khác, khi chịu lực tác động mạnh như rơi từ độ cao, tai nạn giao thông, dây chằng đầu gối có thể bị tổn thương. Các vận động viên thể thao thường phải đối mặt với nguy cơ cao bị chấn thương dây chằng đầu gối do tác động lực trong quá trình thi đấu.
Ngoài ra, những tai nạn xuất phát từ sinh hoạt thông thường như: té ngã khụy gối, trượt chân,... đều có thể làm chấn thương dây chằng đầu gối.
1.2. Thực hiện động tác thiếu sự hỗ trợ cơ bản
Một số trường hợp chấn thương dây chằng đầu gối xuất phát từ việc thiếu sự hỗ trợ cơ bản như: vận động không kỹ, không đúng cách trước khi tập luyện; tập luyện không đúng kỹ thuật; thiếu hoặc mất thăng bằng; cơ yếu; không có các dụng cụ hỗ trợ khi thực hiện động tác khó,...
1.3. Lão hóa dây chằng do tuổi tác
Người già thường phải đối mặt với tình trạng mài mòn dây chằng do quá trình lão hóa. Sự giảm đàn hồi và mất chất bôi trơn có thể làm tăng khả năng tổn thương dây chằng khi thực hiện các hoạt động thường ngày.
1.4. Một số vấn đề sức khỏe liên quan
Các vấn đề về sức khỏe như béo phì, viêm khớp, hoặc các vấn đề viêm nhiễm cơ cũng có thể làm tăng nguy cơ chấn thương dây chằng đầu gối.
2. Dấu hiệu chấn thương dây chằng đầu gối và phương pháp chẩn đoán
2.1. Dấu hiệu chấn thương dây chằng đầu gối
Các
dấu hiệu chấn thương dây chằng đầu gối thường rất rõ ràng và dễ nhận biết:
Đau, sưng đỏ đầu gối là một trong các dấu hiệu chấn thương dây chằng
- Đau đầu gối
Người bệnh bị đau tại đầu gối. Đau có thể diễn ra ngay sau tai nạn hoặc lâu dần theo thời gian. Đối với một số người, cảm giác đau có thể mạnh hơn khi thực hiện các hoạt động vận động hoặc đứng lâu. Cũng có những người bị đau nhiều về đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn và gặp khó khăn trong việc duy trì một chế độ sinh hoạt bình thường.
- Sưng đỏ
Dây chằng bị tổn thương thường dẫn đến sưng đỏ tại khu vực chấn thương. Hiện tượng sưng có thể xuất hiện ngay sau khi xảy ra chấn thương hoặc một thời gian sau đó. Đây là kết quả của viêm nhiễm và phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại tổn thương.
- Khả năng vận động giảm
Chấn thương dây chằng đầu gối thường làm giảm khả năng di động của đầu gối. Vì thế, người bệnh có thể gặp khó khăn khi cử động, đặc biệt là khi cố gắng uốn đầu gối hoặc thực hiện các hoạt động vận động phức tạp.
- Xương phát ra tiếng kêu khi cử động
Một số người bệnh có thể trải qua hiện tượng tiếng kêu rắc rắc hoặc có cảm giác rít khi cử động đầu gối. Điều này thường là dấu hiệu của mất chất bôi trơn hoặc sự trượt không đều của các bộ phận trong khớp đầu gối.
Các cử động bất thường: nếu dây chằng bị đứt, có thể khiến khớp gối hoặc xương bánh chè trượt ra ngoài lệch khỏi trục ban đầu.
2.2. Phương pháp chẩn đoán chấn thương dây chằng đầu gối
Để xác định chính xác chấn thương dây chằng đầu gối bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán cần thiết như:
- Thăm khám lâm sàng để kiểm tra sự ổn định của đầu gối và đánh giá mức độ đau, sưng và đỏ.
- Chẩn đoán hình ảnh bằng các phương pháp như: chụp CT-Scanner, chụp MRI để phát hiện chi tiết về các tổn thương của dây chằng, xác định mức độ tổn thương và các vấn đề liên quan khác.
- Một số chẩn đoán cận lâm sàng khác như: DSA, MSCT, Doppler mạch máu,... sẽ được bác sĩ cân nhắc khi người bệnh nghỉ ngơi có tổn thương mạch máu kèm theo.
- Nội soi: đây là bước cuối cùng để xác định chẩn đoán và đưa ra hướng xử trí thương tổn.
Chụp CT-Scanner giúp bác sĩ có căn cứ chẩn đoán chấn thương dây chằng đầu gối
3. Phòng ngừa chấn thương dây chằng đầu gối bằng cách nào?
Để ngăn chặn chấn thương dây chằng đầu gối bạn có thể thực hiện một số biện pháp như:
- Tập luyện đúng cách
Thực hiện các bài tập cường độ thấp và tăng dần giúp cơ bắp và dây chằng đầu gối thích nghi, tăng sức mạnh và trở nên linh hoạt hơn. Nếu tham gia các hoạt động có nguy cơ chấn thương tốt nhất nên sử dụng đồ bảo hộ.
- Dinh dưỡng cân đối
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện sức khỏe của dây chằng đầu gối. Vì thế, hàng ngày, trong chế độ ăn của mình nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và chất béo omega-3 để tăng sức mạnh cho hệ xương.
- Duy trì ổn định cân nặng lành mạnh
Giữ cân nặng ổn định một cách lành mạnh sẽ giúp tránh được tình trạng thừa cân hay béo phì làm tăng áp lực lên đầu gối, giảm nguy cơ chấn thương và giúp duy trì sức khỏe khớp gối.
- Tránh tác động lực mạnh
Tránh các hoạt động gây tác động lực mạnh lên đầu gối, như nhảy cao từ độ cao để giảm nguy cơ bị chấn thương dây chằng.
- Nghỉ ngơi đúng cách
Đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi giữa các hoạt động vận động giúp cơ bắp và dây chằng phục hồi.
Những biện pháp phòng ngừa này có thể giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương dây chằng đầu gối và duy trì sức khỏe chung của hệ thống cơ xương khớp. Trong trường hợp phát hiện bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bị chấn thương, người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để thực hiện các biện pháp kiểm tra giúp chẩn đoán đúng để điều trị kịp thời.
Chuyên khoa Cơ xương khớp - Hệ thống Y tế MEDLATEC được trang bị hệ thống máy móc hiện đại: máy chụp CT-Scanner, máy chụp MRI, máy siêu âm, máy nội soi,... nhập khẩu từ các nước tiên tiến như Mỹ, Đức, Thụy Sĩ,... đáp ứng tối đa yêu cầu chẩn đoán chính xác bệnh lý xương khớp. Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám chỉ cần liên hệ hotline 1900 56 56 56, tổng đài viên sẽ giúp quý khách xác nhận lịch hẹn khám cùng bác sĩ chuyên khoa nhanh chóng.
BS Chỉnh đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!