Tin tức
Cách giúp bé vượt qua nỗi sợ tiêm chủng hiệu quả
- 04/02/2023 | Làm thế nào để đảm bảo an toàn tiêm chủng?
- 08/02/2023 | Sau tiêm phòng có nên tắm cho trẻ không và giải đáp của chuyên gia
- 08/02/2023 | Tìm hiểu về các mũi tiêm phòng mở rộng cho trẻ em
1. Tìm hiểu về hội chứng sợ tiêm
Sợ là tâm lý chung của nhiều người khi thấy kim tiêm. Tuy nhiên, nỗi sợ tiêm khác với hội chứng sợ kim tiêm, nỗi sợ chỉ xuất hiện trong chốc lát và hầu như không ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe. Còn đối với hội chứng sợ tiêm, nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và cả tâm sinh lý của người bệnh.
Hội chứng sợ tiêm ảnh hưởng đến cả đời sống và sức khỏe của người bệnh
Hội chứng sợ kim tiêm còn có tên gọi khác là Trypanophobia. Người bệnh thường có nỗi sợ quá mức và phản kháng dữ dội mỗi khi truyền dịch, lấy máu, gây mê, tiêm phòng. Những người này thường lựa chọn các biện pháp có thể thay thế cho việc tiêm phòng như uống thuốc.
Người mắc phải hội chứng này có thể gặp phải một số vấn đề khác như sợ máu, sợ bệnh viện, sợ phẫu thuật,... Ngoài ra, những người mắc hội chứng sợ vật nhọn cũng có thể tiến triển thành hội chứng Trypanophobia. Trái lại, người mắc hội chứng sợ kim tiêm chưa chắc sẽ mắc hội chứng sợ các vật nhọn.
Tiêm phòng là điều cần thiết để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm vì thế cần phải điều trị hội chứng này càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Đối với một số người, tình trạng này có thể được cải thiện khi trưởng thành. Tuy nhiên, việc điều trị hội chứng này vẫn được khuyến khích vì việc tiêm phòng, các thủ thuật có sử dụng tới kim tiêm là điều không thể tránh khỏi.
Hội chứng sợ tiêm có thể được cải thiện khi trưởng thành
2. Cách vượt qua nỗi sợ kim tiêm
Sợ tiêm là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, bạn có thể giúp các bé vượt qua nỗi sợ này bằng nhiều cách.
Không nói dối, giải thích cho bé hiểu
Nếu bé nhà bạn sợ tiêm, bạn không nên lừa trẻ bằng những lời nói dối. Thay vào đó, bạn nên giải thích về tác dụng và vai trò của vắc xin. Đồng thời, hãy so sánh cơn đau khi tiêm với những lần trẻ vấp ngã khi vui chơi, giải thích rằng viêm phòng ít đau hơn nhiều.
Ngoài ra, cần báo trước cho bé về thời điểm tiêm ngừa để bé chuẩn bị tâm lý và thích ứng trước (tầm vài tiếng hoặc vài ngày trước khi tiêm). Đặc biệt, không báo cho bé quá sớm, điều này có thể khiến trẻ căng thẳng, lo lắng, càng thêm lo sợ về việc tiêm phòng.
Đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ
Việc đánh lạc hướng sự chú ý có thể giúp trẻ tạm thời quên đi nỗi sợ kim tiêm. Mẹ có thể thực hiện điều này bằng cách cho trẻ xem một bộ phim hoạt hình. Ngoài ra, cùng bé hát hò, chơi trò chơi, đọc sách cũng là lựa chọn phù hợp để phân tán sự chú ý của trẻ. Các bác sĩ cũng có thể vừa trò chuyện, chơi đùa với bé vừa tiêm ngừa nhân lúc trẻ không để ý.
Các bác sĩ có thể trò chuyện cùng để bé bớt căng thẳng
Giữ tâm trạng thoải mái, bình tĩnh
Việc đầu tiên để bé không sợ tiêm là bố mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái, bình tĩnh. Bởi nếu bố mẹ lo lắng có thể truyền sang cho các bé khiến bé càng sợ hơn. Thay vào đó, phụ huynh cần giữ thái độ tích cực, vui vẻ để giảm căng thẳng cho con trẻ.
Chơi trò chơi bác sĩ cũng bé
Nếu bé nhà bạn mắc hội chứng sợ kim tiêm, hãy sắm ngay một bộ đồ chơi bác sĩ. Thông qua việc làm quen với các dụng cụ y tế đồ chơi, việc thực hành làm bác sĩ, thực hành tiêm ngừa sẽ giúp cải thiện tình trạng sợ tiêm cho các bé.
Mang theo đồ vật yêu thích của trẻ
Mang theo đồ vật yêu thích có thể làm phân tán sự chú ý của bé, cải thiện tình trạng sợ tiêm. Đối với trẻ chỉ mới chập chững biết đi, có thể mang theo.một chú gấu bông xinh xắn hay cuốn sách ảnh đầy màu sắc. Còn đối với bé lớn hơn có thể cho các bé xem những video vui nhộn hoặc chơi trò chơi.
Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ
Một tâm trạng thoải mái có thể giúp trẻ bớt sợ tiêm hơn. Một cái ôm vỗ về hay một cái nắm tay có thể giúp vỗ về và xoa dịu cảm giác bất an của trẻ. Đồng thời, mẹ cũng nên nhắn nhủ với các bác sĩ hãy nhẹ nhàng và kiên nhẫn với trẻ hơn vì trẻ sợ kim tiêm.
Hít thở sâu
Việc hít thở sâu có thể giúp thư giãn, giảm căng thẳng và hạn chế tập trung vào việc tiêm ngừa hơn. Vì thế, mẹ hãy hướng dẫn bé cách hít thở sâu, hít sâu bằng mũi và thời ra bằng miệng khoảng 3 - 5 lần.
Chuẩn bị phần thưởng cho trẻ
Sau khi bé tiêm ngừa hoặc thực hiện các thủ thuật y tế liên quan đến kim tiêm việc đầu tiên bố mẹ cần làm là dành cho bé một lời khen. Đồng thời, hãy tặng cho bé một phần quà để khiến bé cảm thấy hào hứng hơn mỗi khi đi tiêm ngừa. Đồng thời, biến việc tiêm phòng đó là một ký ức tích cực, hãy để bé biết rằng bé vừa làm một việc tốt cho bản thân và cả cộng đồng.
Hãy chuẩn bị một phần quà nhỏ để khích lệ tinh thần bé mẹ nhé
Sợ tiêm là tình trạng không còn quá xa lạ, nhất là đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tiêm phòng là điều cần thiết để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, bố mẹ có thể giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi đó bằng cách động viên, phân tán sự chú ý, tặng một phần quà nhỏ,...
Tiêm phòng là cách để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi các bệnh nguy hiểm. Một địa chỉ đáng tin cậy mà bố mẹ có thể đưa trẻ đến tiêm phòng là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện không chỉ quy tụ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm, mà còn sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại tiên tiến, quy trình tiêm chủng đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hay có nhu cầu đặt lịch tại MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!