Tin tức

Cách kiểm tra hẹp bao quy đầu ở trẻ: Những điều cần lưu ý

Ngày 06/01/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Một tỷ lệ đáng kể các bé trai khi sinh ra gặp phải tình trạng hẹp bao quy đầu. Phát hiện sớm hẹp bao quy đầu là chìa khóa để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau này. Phụ huynh cần lưu ý các cách kiểm tra hẹp bao quy đầu ở trẻ trong bài viết dưới đây.

1. Thông tin tổng quan về tình trạng hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng mà bao quy đầu (lớp da mỏng bao quanh đầu dương vật) không thể kéo lên hoàn toàn hoặc chỉ có thể kéo lên một phần trên đầu dương vật. Đây là một tình trạng khá phổ biến, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ là tình trạng khá phổ biến

bao quy đầu ở trẻ là tình trạng khá phổ biến 

bao quy đầu ở trẻ được chia làm 2 dạng chính: bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu do bệnh lý:

  • Hẹp bao quy đầu sinh lý: Hầu hết bé trai khi mới sinh đều có bao quy đầu che phủ toàn bộ quy đầu dương vật. Khi bé lớn dần, da bao quy đầu sẽ tự lột xuống, dần dần lộ ra quy đầu;
  • Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Hẹp bao quy đầu bệnh lý thường là kết quả của các tổn thương trước đó, như viêm nhiễm, sẹo hoặc các chấn thương ở vùng kín. Trong trường hợp này, việc lộn bao quy đầu trở nên khó khăn và gây đau rát cho bé. Nếu trẻ có triệu chứng như bao quy đầu bị sưng, khó tiểu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ thường xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Miệng bao quy đầu hẹp: Bao quy đầu của một số bé trai bị hẹp quá mức, không đủ rộng để lộ quy đầu;
  • Dây hãm bao quy đầu bị ngắn: Đây là phần da nối giữa quy đầu dương vật và mặt dưới của bao quy đầu, giúp bao quy đầu có thể di chuyển lên xuống. Khi dây hãm quá ngắn, bao quy đầu không thể lộn lên hoàn toàn, việc kéo sẽ gây đau đớn và khó chịu;
  • Viêm nhiễm: Viêm nhiễm là một trong những nguyên nhân chính gây hẹp bao quy đầu ở trẻ, khi vi khuẩn tấn công dương vật, tạo thành sẹo và làm hẹp bao quy đầu.

2. Cách kiểm tra hẹp bao quy đầu ở trẻ

Cách kiểm tra hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể là sinh lý hoặc bệnh lý. Thông qua các dấu hiệu sau, cha mẹ có thể nhận biết được trẻ có bị hẹp bao quy đầu hay không:

Hẹp bao quy đầu sinh lý

Các trường hợp này thường không đáng lo ngại vì nó thường tự khỏi khi trẻ lớn. Biểu hiện dễ nhận thấy là da quy đầu ôm sát hoặc che phủ toàn bộ quy đầu dương vật. Quá trình phát triển tự nhiên sẽ giúp da bao quy đầu tự tách khỏi quy đầu. Đa số trẻ em khi đến 3 tuổi hoặc lớn hơn sẽ tự động kéo được bao quy đầu xuống. Phụ huynh chỉ cần lưu ý vệ sinh vùng kín cho trẻ và không cần lo lắng quá nhiều.

Cách kiểm tra hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Cách kiểm tra hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ  

Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Trường hợp hẹp bao quy đầu do bệnh lý có thể gây ra nhiều triệu chứng bất thường, mà phụ huynh cần đặc biệt chú ý. Tình trạng này được nhận biết qua các dấu hiệu bao gồm:

  • Bao quy đầu sưng phồng khi trẻ đi tiểu;
  • Việc đi tiểu đối với bé rất khó khăn, đa phần phải rặn;
  • Viêm quy đầu;
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu;
  • Đau khi trẻ cương cứng (ở độ tuổi dậy thì);
  • Trẻ rất khó tuột bao quy đầu xuống dù đã thử nhiều cách.

3. Điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Độ tuổi là yếu tố quan trọng quyết định việc chỉ định phương pháp điều trị phù hợp: 

Trẻ từ 3 tuổi trở xuống

Hầu hết các bé trai trong giai đoạn này đều có hiện tượng hẹp bao quy đầu, đây là một phần của quá trình lớn lên và tình trạng này sẽ tự hết. Các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng, chỉ cần chú ý giữ vệ sinh vùng kín cho trẻ. Tuy nhiên, nếu thấy con có dấu hiệu bất thường, việc đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám là điều cần thiết để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Trẻ từ 3 - 7 tuổi

Nếu bao quy đầu không thể tự tuột xuống, điều này có thể là dấu hiệu của hẹp bao quy đầu bệnh lý. Việc hướng dẫn bé cách vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách và thử bao quy đầu nhẹ nhàng là rất quan trọng.

Phụ huynh nên đưa trẻ đi kiểm tra trong trường hợp bao quy đầu hẹp và không thể tự lộn xuống:

  • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hoặc thuốc bôi đặc trị hẹp bao quy đầu;

Trong một số trường hợp trẻ được chỉ định sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị hẹp bao quy đầu

Trong một số trường hợp trẻ được chỉ định sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị hẹp bao quy đầu 

  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện thao tác bao quy đầu cho trẻ tại các cơ sở y tế uy tín. Mặc dù được đánh giá đơn giản nhưng việc thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn là yêu cầu quan trọng để hạn chế bao quy đầu của trẻ bị tổn thương.

Trẻ trên 7 tuổi

Tỷ lệ trẻ trên 7 tuổi bị hẹp bao quy đầu là rất thấp và thường được áp dụng một số phương pháp điều trị như sau: 

  • Kết hợp thuốc steroid và tự lộn bao quy đầu tại nhà;
  • Thực hiện bao quy đầu nếu tình trạng không cải thiện;
  • Trong trường hợp hẹp nặng và các phương pháp khác không hiệu quả cần tiến hành phẫu thuật.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách kiểm tra hẹp bao quy đầu ở trẻ, cùng với đó là những phương pháp điều trị phổ biến được áp dụng, hy vọng giúp cha mẹ có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc sức khỏe con yêu. Mọi thắc mắc cần giải đáp và hỗ trợ về tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ cha mẹ hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ