Tin tức
Cách tập thở khi sinh thường và lời khuyên từ bác sĩ
- 01/10/2023 | Sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không?
- 01/03/2024 | Sinh con so và con rạ có gì khác nhau?
- 19/11/2024 | Bệnh máu khó đông có sinh con được không? Những điều cần biết!
- 02/12/2024 | Mắc bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không? Những lưu ý quan trọng cần biết
1. Hướng dẫn tập thở khi sinh thường
Thời gian chuyển dạ ở mỗi mẹ bầu là khác nhau nhưng thường kéo dài trong khoảng 6 đến 18 tiếng. Trong quá trình chuyển dạ, nhiều mẹ bầu, nhất là những mẹ bầu sinh con lần đầu thường rất lo lắng và chưa biết cách tập thở và rặn đẻ như thế nào.
Mỗi mẹ bầu cần được trang bị kiến thức về cách thở và cách rặn đẻ khi vượt cạn
Đây cũng là vấn đề rất quan trọng vì khi biết thở và rặn đẻ đúng cách, chuyện sinh đẻ sẽ dễ dàng và an toàn hơn. Nếu không tập thở và rặn đẻ đúng cách, thai phụ rất dễ bị mệt mỏi, mất sức và thậm chí còn có thể khiến thai nhi bị ngạt hoặc khiến mẹ bầu tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh,...
Mỗi mẹ bầu cần biết cách cảm nhận cơn co tử cung để từ đó điều chỉnh cách thở phù hợp. Cơn co tử cung hay vẫn thường được gọi là “cơn đau đẻ” thường có tính chu kỳ và gồm có 3 thì với những tính chất riêng và mỗi thì cần tương ứng với cách thở khác nhau. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về cách tập thở khi sinh theo mỗi thì của cơn đau đẻ:
- Thì co: Là khi cơn co tử cung bắt đầu xuất hiện. Thai phụ sẽ cảm nhận rõ cơn đau, mức độ đau sẽ tăng dần và đồng thời bụng của thai phụ sẽ cứng hơn bình thường. Lúc này, thai phụ cần hít thở sâu và nhanh dần. Khi hít vào, chị em nên thở bằng mũi và sau đó thở ra qua đường miệng. Đây là cách để có thể tăng tốc độ vận chuyển oxy cho nhu cầu tiêu thụ năng lượng của cơ thể.
- Thì kéo dài: Mức độ đau sẽ đạt đỉnh và mẹ bầu sẽ có cảm giác đau đớn nhất ở giai đoạn này. Đây là thời điểm, chị em cần thở nhanh và nông hơn. Đồng thời, việc hít thở vẫn phải đảm bảo tạo được tiếng rít.
- Thì nghỉ: Lúc này, mức độ đau đã giảm, thậm chí không còn đau. Do đó, chị em có thể thở sâu và chậm để cơ thể được nghỉ ngơi và chuẩn bị sức cho những cơn co tử cung sắp tới.
Trước khi bước vào cuộc chuyển dạ, các mẹ bầu cần lưu ý nên thực hiện luyện tập các mẹo tập thở khi sinh nêu trên với một tâm lý thoải mái nhất. Hãy bình tĩnh và lắng nghe những hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
2. Hướng dẫn cách rặn khi sinh
Việc rặn đẻ đúng cách cũng là một yếu tố quan trọng để các mẹ bầu sinh con thuận lợi hơn và giảm đau đớn trong quá trình chuyển dạ. Thông thường, quá trình chuyển dạ sẽ được trải qua 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Là khi những cơn co tử cung tăng lên, mức độ mạnh dần để thúc đẩy mở cổ tử cung.
- Giai đoạn 2: Mẹ bầu sẽ thực hiện rặn cho đến khi đưa trẻ chào đời;
- Giai đoạn 3: Tình từ khi em bé chào đời đến khi khi rau thai được sổ.
Các thai phụ cũng cần được trang bị những kiến thức cơ bản để biết cách cảm nhận những cơn co tử cung để rặn đẻ đúng thời điểm, giúp em bé được ra ngoài nhanh chóng. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể:
- Chuẩn bị: Thai phụ nằm và gối đầu cao khoảng 45 độ, đồng thời mông nâng cao một chút so với mặt giường. Hai chân của sản phụ sẽ đặt vào 2 vị trí bàn đạp trên bàn đẻ.
Mẹ bầu cần biết cách cảm nhận những cơn co tử cung
- Cảm nhận cơn co tử cung và rặn: Khi cảm nhận được cơn co tử cung, thai phụ cần hít sâu và sau đó đẩy hơi xuống bụng và bắt đầu rặn để em bé ra ngoài. Trong quá trình này, thai phụ cần hạn chế phát ra âm thanh để tránh bị tốn sức lực. Nếu đã rặn hết một hơi mà vẫn cảm thấy đau, thai phụ cần tiếp tục hít sâu và rặn cho đến khi cơn co tử cung đã kết thúc.
- Sau cơn co tử cung: Nếu cơn co tử cung đã kết thúc, thai phụ không nên rặn mà cần nghỉ ngơi để lấy sức chuẩn bị cho những cơn co tử cung tiếp theo.
Quá trình rặn đẻ đối với người sinh con so thường dài hơn so với những người sinh con rạ. Nếu rặn đúng cách, lực co của cơn gò tử cung cùng lực rặn của mẹ và sự hỗ trợ của nhân viên y tế, em bé sẽ có thể chào đời một cách an toàn và nhanh chóng hơn.
Rặn vào đúng khi cơn co tử cung đang diễn ra mới là cách rặn và thở khi sinh đúng. Lực co của cơn gò tử cung, lực rặn của người mẹ cùng với lực đẩy từ nhân viên y tế sẽ giúp em bé ra đời một cách nhanh chóng và an toàn.
3. Lưu ý
Trước khi sinh, mẹ bầu nên thực hiện những cách tập thở khi sinh và cách rặn đẻ đã nêu trên. Điều quan trọng là chị em không cần lo lắng quá mức mà hãy hít thở đều đặn và thực hiện theo đúng những hướng dẫn chi tiết của nhân viên y tế.
Với những chị em lần đầu sinh thường, tầng sinh môn thường khá dày và chắc. Do đó, bác sĩ có thể cắt tầng sinh môn với mục đích giúp đường ra của em bé rộng hơn, giúp em bé chào đời dễ dàng hơn và hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương vùng đầu của trẻ. Hơn nữa, cắt tầng sinh môn cũng là biện pháp có thể giúp chị em giảm nguy cơ rách tầng sinh môn, làm tổn thương cơ vòng hậu môn và gây mất thẩm mỹ.
Có thể nói rằng, cách tập thở khi sinh và rặn đẻ khi sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc chuyển dạ. Khi thực hiện thở và rặn đẻ đúng cách, em bé sẽ chào đời an toàn hơn và nhanh chóng hơn, tránh gây tổn sức lực của mẹ. Sau sinh, cơ thể người mẹ sẽ phục hồi nhanh chóng và chăm sóc con tốt hơn.
Mẹ bầu cần tập hít thở đúng cách để sinh con dễ dàng hơn
Để được tìm hiểu thêm về chăm sóc thai sản hay bất cứ vấn đề sức khỏe nào khác để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới hoặc có nhu cầu đặt lịch khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
