Tin tức
Cách trị táo bón tại nhà đơn giản và dễ thực hiện
- 31/10/2023 | Bị táo bón nên ăn rau gì để cải thiện tiêu hoá?
- 01/02/2024 | Gợi ý 6 cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả và an toàn để ba mẹ tham khảo
- 29/02/2024 | Trẻ bị táo bón không nên ăn gì - cha mẹ nên biết
1. Biến chứng của táo bón kéo dài
Khi bị táo bón, người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng như số lần đi đại tiện dưới 3 lần/tuần, phân rắn, vón cục, chứa ít nước hoặc không chứa nước, có cảm giác đau đớn khi đi ngoài, khó đi ngoài, thậm chí bị chảy máu hậu môn. Ngoài ra, bệnh nhân còn thường xuyên cảm thấy đau quặn bụng, khó chịu bụng, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt.
Bệnh trĩ có thể là do bị táo bón quá lâu
- Nguy cơ gây ra bệnh trĩ: Những người bị táo bón thường rất khó khăn khi đi đại tiện, họ phải rặn rất nhiều mới có thể tống phân ra khỏi cơ thể. Thói quen này diễn ra trong suốt một thời gian dài có thể làm giãn các tĩnh mạch hậu môn quanh trực tràng, thậm chí khiến người bệnh bị chảy máu tươi ở hậu môn. Sau đó, các tĩnh mạch này ngày càng giãn ra và hình thành những búi trĩ khiến người bệnh đau và chảy máu khi đi vệ sinh. Thậm chí, nếu vệ sinh không tốt, có thể dẫn tới tổn thương búi trĩ và nhiễm trùng.
- Gây nứt hậu môn: Khi đi đại tiện, người bệnh rặn quá nhiều và phân quá cứng có thể gây ra những vết rách ở lớp mô lót hậu môn, dẫn tới chảy máu, đau khi đi vệ sinh và bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng.
- Gây ứ phân: Phân không được tống hết ra ngoài sẽ tích tụ ngày càng nhiều trong ruột. Thậm chí có thể tạo thành khối tắc nghẽn lớn. Do đó, phần ruột kết sẽ rất khó để co bóp và đẩy phân ra ngoài. Khi bị ứ phân, người bệnh thường có một số triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, đau đầu, ăn không ngon, chuột rút,... Tình trạng này có thể gây ra nhiễm trùng, nôn mửa và cần được cấp cứu kịp thời.
- Sa trực tràng: Thói quen rặn mạnh để tống phân ra ngoài cơ thể sẽ khiến cho một phần hoặc toàn bộ trực tràng trượt khỏi vị trí bình thường, thậm chí sa xuống, ra ngoài cơ thể. Triệu chứng sa trực tràng có thể kể đến như ngứa và đau hậu môn, rò rỉ phân, chảy máu tươi.
2. Cách trị táo bón tại nhà
Bệnh táo bón cần được điều trị kịp thời để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cùng tham khảo một số cách táo bón tại nhà dưới đây:
Người táo bón cần uống đủ nước
- Cần cung cấp đủ nước cho cơ thể: Cơ thể thiếu nước là một trong những nguyên nhân dẫn đến táo bón. Ngược lại, khi bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể thì tình trạng táo bón cũng sẽ được cải thiện. Lưu ý, nên uống nước lọc, hạn chế uống những loại đồ uống có chứa nhiều đường hoặc các loại đồ uống có gas.
- Bổ sung chất xơ hòa tan: Người mắc bệnh táo bón nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, đặc biệt cần tăng cường bổ sung chất xơ hòa tan cho cơ thể. Khi tăng cường ăn chất xơ, độ đặc và khối lượng của nhu động ruột sẽ tăng lên khiến bạn đi đại tiện dễ dàng hơn. Hơn nữa, chất xơ hòa tan cũng có thể hấp thụ nước để tạo ra một loại gel giúp làm mềm phân và cải thiện tình trạng táo bón.
Bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể
- Thường xuyên vận động thể chất cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn và giảm các triệu chứng táo bón. Tuy nhiên, nên lựa chọn những bài tập với cường độ vừa phải như đi bộ nhanh, bơi lội,...
- Bổ sung Probiotic: Đây cũng là cách trị táo bón tại nhà đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Bổ sung lợi khuẩn đường ruột Probiotics có thể điều trị bệnh táo bón mãn tính. Probiotic có chứa nhiều trong một số loại thực phẩm có thể kể đến như sữa chua, dưa cải muối,...
- Sử dụng thuốc nhuận tràng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ: Các loại thuốc nhuận tràng có thể giúp tăng hàm lượng nước trong phân, làm mềm phân, làm tăng nhu động ruột,... Từ đó, giúp bệnh nhân loại bỏ các triệu chứng táo bón.
- Hạn chế căng thẳng: Kiểm soát căng thẳng cũng là một trong những cách trị táo bón tại nhà hiệu quả. Tốt nhất bạn nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng kéo dài. Khi kiểm soát tốt căng thẳng, bạn không chỉ cải thiện được tình trạng táo bón mà còn phòng ngừa được nhiều loại bệnh tật khác.
- Nên rèn luyện để có thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định trong ngày và thời điểm lý tưởng nhất là sau khi ăn sáng. Đây là thói quen tốt cho sức khỏe, đặc biệt là rất tốt cho đường tiêu hóa.
- Trường hợp trẻ bị táo bón, mẹ nên ngừng cho trẻ dùng sữa bột, hoặc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi loại sữa phù hợp hơn, giúp loại bỏ tình trạng táo bón.
Nếu đã áp dụng những cách trị táo bón tại nhà nêu trên nhưng tình trạng bệnh vẫn tiếp diễn hoặc có xu hướng nghiêm trọng hơn, bệnh nhân không thể đi đại tiện trong 3 đến 4 ngày, thì cần đi khám sớm.
Nên đi khám sớm nếu có biểu hiện bất thường
Đặc biệt, những trường hợp có biểu hiện như đau bụng dữ dội, trong phân có lẫn máu, giảm cân không rõ nguyên nhân, sốt, đau lưng dưới, nôn,... thì cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị bệnh kịp thời và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh táo bón và một số phương pháp táo bón đơn giản có thể áp dụng ngay tại nhà. Nếu có triệu chứng bất thường và có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, quý khách hàng có thể liên hệ đến Chuyên khoa Tiêu hóa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ hỗ trợ nhanh chóng và tư vấn chi tiết cho bạn.
BS VÂn đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!