Tin tức

Mách bạn 6 cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón cực dễ

Ngày 17/04/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Táo bón là hiện tượng không hiếm gặp và là cơn ác mộng của nhiều người. Khi táo bón, việc đại tiện trở nên khó khăn hơn lúc nào hết, có những người ngồi hàng giờ liền mà vẫn không đi ngoài được. Trong tình thế này, ai cũng muốn tìm cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón. Bài viết sau xin mách bạn một số cách như vậy.

1. Tổng quan về chứng táo bón

1.1. Nguyên nhân nào gây ra táo bón?

Rặn mạnh và đau rát hậu môn do táo bón là nỗi ám ảnh của nhiều người

Rặn mạnh và đau rát hậu môn do táo bón là nỗi ám ảnh của nhiều người

Táo bón là thuật ngữ dùng để chỉ những trường hợp đại tiện phân khô cứng, phải rặn để đi ngoài hoặc đi đại tiện dưới 3 lần/tuần. Sở dĩ táo bón xảy ra là do các nguyên nhân sau:

- Chế độ ăn thiếu chất xơ.

- Cơ thể bị mất nước.

- Ít vận động hoặc tập thể dục.

- Nhịn đại tiện lâu ngày.

- Thói quen sinh hoạt hàng ngày bỗng nhiên thay đổi.

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thống chống tăng huyết áp, thuốc giảm đau,...

- Quá lạm dụng thuốc nhuận tràng.

- Một số bệnh lý thần kinh, nội tiết, đại trực tràng,...

1.2. Táo bón có dấu hiệu như thế nào?

Người bị táo bón sẽ đi ngoài phân nhỏ, cứng, rời rạc và mất rất nhiều sức để rặn. Nhiều trường hợp bị đau rát hậu môn và chảy máu theo phân khi đại tiện vì phân khô và lớn làm trầy xước niêm mạc trực tràng hậu môn. Trường hợp không thể đại tiện được bụng sẽ có những cơn co thắt, bụng nặng, thắt lưng khó chịu, luôn có cảm giác phân vẫn ở trong trực tràng nhưng lại không thể đi ngoài được.

2. Các cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

2.1. Uống nước ấm

Khi bị táo bón và khó đi ngoài, nếu uống nước ấm sẽ giúp cho quá trình co bóp ở ruột được khởi động và kích thích ruột đẩy chất thải xuống trực tràng nhanh hơn. Đặc biệt, nếu kết hợp uống nước ấm với ăn bữa sáng nhiều chất xơ như yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt,... thì nhu động ruột sẽ được kích thích hơn nhiều. Đây chính là cách dễ đi cầu khi táo bón ai cũng làm được.

Uống nước ấm là một cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

Uống nước ấm là một cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

2.2. Tư thế ngồi trên bồn cầu thay đổi

Khi ngồi ở tư thế bình thường, cơ thắt hậu môn chỉ mới được thả lỏng một phần trong khi cơ này kiểm soát sự đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Nếu thay đổi tư thế ngồi bồn cầu khi bị táo bón sang ngồi xổm thì cơ này sẽ được thả lỏng hoàn toàn, nhờ đó mà chất thải được tống ra ngoài dễ dàng hơn.

2.3. Thức dậy sớm

Các chuyên gia tiêu hóa cho rằng đi đại tiện vào buổi sáng là tốt nhất vì đây là thời điểm đại tràng dễ bị kích thích. Ngay khi thức dậy vào buổi sáng, đại tràng sẽ co bóp ngay và truyền tín hiệu cho não bộ nên bạn sẽ muốn đi đại tiện. Vì thế, nếu bạn chưa biết làm sao để đi ngoài khi bị táo bón thì hãy cố gắng dậy sớm hơn so với bình thường để việc đại tiện trở nên dễ hơn.

2.4. Tưởng tượng về việc đi đại tiện

Nếu bạn tự tưởng tượng ra rằng mình có thể đi ngoài sau nhiều ngày đầy bụng thì có thể bạn sẽ nhận được kết quả bất ngờ. Điều này được lý giải như sau: việc kết hợp giữa nhận thức và cơ thể có thể giúp cho sàn xương chậu được thả lỏng, nhờ đó mà việc đại tiện sẽ giảm bớt sự khó khăn.

Đặc biệt, nếu bạn hình thành được thói quen tưởng tượng khi khó đi ngoài, bạn còn có thể điều khiển và thả lỏng múi cơ theo ý muốn nên việc đại tiện cũng sẽ dễ hơn trước rất nhiều.

2.5. Uống chất xơ hòa tan

Nước chiếm khoảng 75 - 78% thành phần phân nên nếu tỷ lệ của nó giảm xuống chỉ còn 50% thì phân sẽ di chuyển khó khăn hơn nhiều và nếu tỷ lệ này chỉ còn 20% khối phân sẽ bị tắc hoàn. Mặc dù muốn cải thiện táo bón không thể thiếu nước nhưng chất xơ hòa tan cũng là yếu tố quyết định để thay đổi tình trạng này. Vì thế, cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón là uống nước uống dinh dưỡng có chứa chất xơ hòa tan.

Dùng thuốc nhuận tràng tạm thời có thể cải thiện táo bón

Dùng thuốc nhuận tràng tạm thời có thể cải thiện táo bón

2.6. Sử dụng thuốc nhuận tràng

Hầu hết thuốc nhuận tràng đều có hiệu quả với chứng táo bón nhưng không nên xem nó như một giải pháp lâu dài. Có một số loại thuốc nhuận tràng nếu dùng quá thường xuyên có thể dẫn đến các tác dụng phụ như mất nước, mất cân bằng điện giải,... Dùng thuốc nhuận tràng tuy cũng được xem là cách đi vệ sinh được khi bị táo bón nhưng không được lạm dụng, nếu quá 2 tuần dùng thuốc mà các triệu chứng không cải thiện thì nên gặp bác sĩ ngay.

Có nhiều loại thuốc nhuận tràng và chúng không giống nhau về cơ chế. Có loại thêm nước vào để làm mềm phân để phân dễ ra ngoài khi đại tiện. Có loại lại giữ nước trong phần vì có độ thẩm thấu cao, nhưng nhiều tác dụng phụ nên việc sử dụng cũng cần thận trọng,...

Những người bị táo bón lâu năm thay vì dùng thuốc nhuận tràng thì nên thường xuyên tập thể dục, uống đổ nước và ăn nhiều chất xơ sẽ tốt hơn. Những việc này sẽ giúp phục hồi chức năng ruột tương đối tốt.

2.7. Một vài lưu ý

Nếu đã áp dụng các cách hỗ trợ đi ngoài trên đây khoảng 1 tuần nhưng không thấy cải thiện hoặc có những dấu hiệu sau đây thì cần phải đến gặp bác sĩ tiêu hóa ngay để nhanh chóng giải quyết khó chịu do táo bón gây ra:

- Phân có nhiều máu đỏ bầm hoặc đỏ tươi.

- Phân dính, màu đen, có mùi tanh như mùi máu.

- Càng ngày càng đau bụng với mức độ nặng.

- Không thể trung tiện được.

- Bị nôn hoặc hay buồn nôn.

Những dấu hiệu này có thể cảnh báo một số bệnh lý bên trong cơ thể là nguyên nhân gây ra chứng táo bón nên tuyệt đối không thể chủ quan.

Ngoài ra, người bị táo bón cũng cần nhớ điều chỉnh lại một số thói quen không tốt cho hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ bị táo bón như:

- Xem điện thoại, đọc báo khi đi ngoài. Việc làm này không nên diễn ra bởi nó có thể khiến não bộ bị phân tâm nên mất tập trung vào việc rặn và kết quả là ngày càng táo bón.

- Khi đi đại tiện không dùng quá nhiều giấy vệ sinh vì nó có thể làm cho vi khuẩn lây lan, kích ứng da ở vùng hậu môn.

- Khi đại tiện không cố gắng sức để rặn mạnh vì lâu dài, nếu việc này thành thói quen rất dễ làm nứt hậu môn.

Hy vọng qua nội dung được chia sẻ trên đây bạn đọc đã biết được cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón để giảm thiểu ám ảnh cho mình mỗi lần bước chân vào bồn cầu. Nếu còn vướng mắc nào liên quan đến hội chứng này, bạn đọc có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 để đội ngũ chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cặn kẽ mọi thắc mắc của bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.