Tin tức
Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đúng cách, hiệu quả
- 07/10/2022 | Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có sao không, khi nào cần đi bệnh viện?
- 04/10/2022 | Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc
- 12/10/2022 | Những lưu ý khi mua và sử dụng sữa công thức cho trẻ sơ sinh
- 12/10/2022 | Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị khô da?
1. Vì sao cha mẹ cần vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, chính vì thế vi khuẩn từ môi trường bên ngoài rất dễ tấn công và gây nhiễm trùng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ, cản trở quá trình phát triển về thể chất, trí tuệ. Để hạn chế tình trạng này xảy ra, các bậc phụ huynh nên vệ sinh cơ thể cho bé thật sạch sẽ.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh về tai
Thông thường, khi vệ sinh cơ thể trẻ sơ sinh, nhiều phụ huynh thường vô tình bỏ qua các chi tiết nhỏ, ví dụ như vệ sinh tai của bé. Trên thực tế, cơ quan này là nơi tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh ở tai. Tốt nhất, cha mẹ nên tìm hiểu cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh và thực hiện đều đặn hàng ngày cho trẻ.
Trong đó, cha mẹ nhớ vệ sinh tai của trẻ thật cẩn thận khi ráy tai quá nhiều để ngăn ngừa ảnh hưởng đối với tai. Song, chúng ta không nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh hàng ngày, bởi vì nhiệm vụ của ráy tai là giữ ống tai luôn sạch sẽ, ngăn ngừa sự xâm nhập của bụi bẩn hoặc vi khuẩn gây hại,… Nếu bạn lấy ráy tai thường xuyên, tai của trẻ vô tình bị mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên vệ sinh phía bên ngoài tai, giữ tai luôn khô ráo, sạch sẽ.
2. Một số vấn đề về tai trẻ sơ sinh có nguy cơ gặp phải
Trên thực tế, trẻ sơ sinh là đối tượng thường gặp các vấn đề về tai, một phần là do hệ miễn dịch của bé còn non nớt, một phần là do cha mẹ chưa nắm được cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh.
Bé có nguy cơ viêm tai giữa hoặc đau tai
Ví dụ như khi ráy tai quá nhiều, bé sẽ cảm thấy khá khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ảnh hưởng tới tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày. Không những vậy, điều này ảnh hưởng ít nhiều tới khả năng nghe của trẻ. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời, thính giác của trẻ dần hoạt động kém hơn.
Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe cha mẹ cần quan tâm là: bệnh viêm tai giữa hoặc đau tai,… Trong trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh về tai và không được điều trị đúng cách, khả năng nghe, nói của bé có nguy cơ phát triển chậm hơn so với bạn bè bằng tuổi. Như vậy, giữ tai sạch sẽ, khỏe mạnh là điều cần thiết, có như vậy em bé mới phát triển toàn diện về thể chất cũng như tinh thần.
3. Hướng dẫn phụ huynh cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh
Các em bé sơ sinh chưa thể tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân, chính vì thế cha mẹ nên chủ động giúp đỡ con trong giai đoạn đầu đời. Khi vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh, chúng ta cần vệ sinh phía bên ngoài tai hàng ngày, lấy ráy tai khi trẻ có quá nhiều ráy tai.
Cha mẹ nên biết cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh
3.1. Vệ sinh bên ngoài tai của trẻ
Khi vệ sinh mặt và vùng đầu, cha mẹ nên vệ sinh phía ngoài tai của trẻ sơ sinh, đặc biệt bạn hãy lưu ý lau sạch khu vực có nhiều nếp gấp của tai. Đây là nơi vi khuẩn thường tích tụ và gây bệnh ở tai của bé.
Đặc biệt, khi học cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh, chúng ta cần tìm hiểu sản phẩm chuyên dùng để vệ sinh tai cho bé. Thông thường, nước muối sinh lý là sản phẩm được ưu tiên sử dụng vì độ lành tính, an toàn. Ngoài ra, bạn đừng quên lựa chọn khăn mềm, sạch sẽ để vệ sinh tai của trẻ nhé! Nhờ vậy, em bé sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn khi được cha mẹ vệ sinh tai cho.
Một điều các bậc phụ huynh nên chú ý đó là lau khô tai cho bé sau khi vệ sinh bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Nếu không, bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị hăm tai hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng. Đó là lý do vì sao bác sĩ luôn khuyến khích cha mẹ giữ tai của trẻ thật khô ráo, sạch sẽ.
3.2. Lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh
Nhìn chung, cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh khá đơn giản, cha mẹ chỉ cần thực hiện nhẹ nhàng và cẩn thận, nhất là khi lấy ráy tai cho bé. Tùy vào đặc điểm ráy tai của trẻ, chúng ta sẽ có cách xử lý phù hợp nhất. Đối với em bé có ráy tai khô, khó lấy thì bạn nên vệ sinh tai bằng khăn mềm có thấm nước muối. Như vậy, ráy tai sẽ trở nên mềm hơn, chúng ta dễ dàng vệ sinh bằng cách lau trong tai, vành tai.
Bạn nên hạn chế dùng tăm bông với trẻ sơ sinh
Khi lấy ráy tai cho trẻ, bạn hãy cố gắng thao tác thật nhẹ nhàng để em cảm thấy dễ chịu, đồng thời hạn chế tổn thương tai của con.
4. Cha mẹ cần lưu ý điều gì khi vệ sinh tai của trẻ
Khi vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh, nhiều bậc phụ huynh có thói quen sử dụng tăm bông, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho trẻ, chúng ta nên dùng khăn mềm. Chắc hẳn các bạn đều biết tai của trẻ sơ sinh khá nhỏ và nhạy cảm, việc sử dụng tăm bông để vệ sinh tai không phải là một lựa chọn an toàn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng hạn chế việc chọc trực tiếp ngón tay vào tai của bé để ngăn ngừa tổn thương xảy ra.
Hiện nay, một số loại thuốc nhỏ ráy tai được sử dụng cho trẻ sơ sinh trong quá trình chăm sóc, vệ sinh tai. Song các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng khi chưa được bác sĩ đồng ý, chúng ta có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh an toàn nhất.
Bố mẹ hãy thật cẩn thận khi tắm rửa và vệ sinh tai cho bé nhé
Nếu trẻ gặp vấn đề về tai, ví dụ như: đau tai, viêm tai giữa, bạn nên chủ động đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Một gợi ý dành cho cha mẹ đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đơn vị có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khám và chăm sóc sức khỏe. Để được tư vấn kỹ hơn và đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56.
Hy vọng rằng bài viết đã giúp cha mẹ biết cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh hàng ngày để bảo vệ sức khỏe của bé. Thói quen vệ sinh hàng ngày giúp phát triển thính giác của trẻ tốt hơn, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!