Tin tức
Cẩm nang những thông tin cần biết về bệnh loạn thị
- 28/12/2020 | Loạn thị là gì? Cách phòng và điều trị hiệu quả
- 29/09/2020 | Cách chăm sóc và điều trị bệnh loạn thị cực bổ ích
- 26/12/2020 | Các biểu hiện và nguyên nhân loạn thị là gì, có thể chữa khỏi không?
1. Tìm hiểu bệnh loạn thị là gì?
Đây là một bệnh về mắt khá phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra khi các tia sáng chiếu vào nhưng không tụ hội thành một điểm trên võng mạc. Bởi vì khi độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể không đồng đều các tia sáng chiếu vào sẽ tụ hội thành nhiều điểm, có thể trước hoặc sau võng mạc. Do đó, hình ảnh vật mà chúng ta nhìn thấy sẽ bị mờ, không rõ ràng.
Vậy tình trạng này thường xảy ra ở những ai?
-
Người có độ cận hoặc viễn nặng.
-
Đối tượng có người thân là cha, mẹ bị.
-
Có tiền sử phẫu thuật mắt, hoặc từng có tổn thương ở mắt,...
-
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm người có độ tuổi cao dễ mắc loạn thị nhất.
Loạn thị làm ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống hàng ngày
2. Khi loạn thị bạn sẽ có những triệu chứng như thế nào?
Ở người bị loạn thị sẽ gặp một số khó khăn làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như:
-
Không thể nhìn rõ vật ở bất kỳ khoảng cách nào, vật bị méo mó, mờ nhạt.
-
Hình ảnh các vật có thể bị nhân bản ở mắt người người bị loạn thị, có thể hai, ba hoặc nhiều hình ảnh giống nhau nhưng không rõ ràng.
-
Đi kèm với đó là một số dấu hiệu như: mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầu, cổ, vai gáy,...
Bệnh lý này sẽ gây cản trở tầm nhìn
Vậy thông qua các triệu chứng trên, các bạn có thể xác định được mình có bị loạn thị hay không, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu cách nhận biết tình trạng này ở phần sau của bài viết nhé.
3. Làm sao để nhận biết loạn thị?
Loạn thị là bệnh xảy ra trong thời gian dài, do đó ít ai để ý đến mình có đang bị loạn thị hay không. Cách duy nhất để chắc chắc chắn là nhờ vào quá trình khám mắt một cách cẩn thận của các bác sĩ chuyên khoa.
Trong quá trình khám các bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng một số phương pháp như: kiểm tra thị lực thông qua bảng đo thị lực, đo độ cong của giác mạc, kiểm tra khúc xạ,...
Dưới sự chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa các bạn sẽ nhanh chóng biết được mình có bị loạn thị hay không. Để từ đó đưa ra những biện pháp điều trị loạn thị thích hợp.
Kiểm tra nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ nào ở mắt
4. Cách điều trị như thế nào là tốt?
Loạn thị tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày chúng ta. Do đó, hiện nay việc điều trị rất được quan tâm. Một số phương pháp điều trị phổ biến như:
Kính gọng:
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bởi chúng dễ tìm và sử dụng, không để lại biến chứng, chi phí cũng không quá cao. Người loạn thị chỉ cần tìm đến các các bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn chọn loại kính phù hợp với mức độ và nhu cầu của bản thân.
Kính áp tròng:
Phương pháp này cũng như kính gọng dễ tìm và sử dụng. Chúng không gây cảm giác vướng víu, bất tiện như ở kính gọng và có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, hạn chế của kính áp tròng là dễ gây khô mắt, dễ bị tổn thương mắt nếu không vệ sinh sạch sẽ trước khi đeo.
Phẫu thuật:
Phương pháp này được sử dụng thay cho các loại kính thuốc khi mà độ cận quá cao hoặc các phương pháp trên không mang lại hiệu quả khi sử dụng.
Một số phương pháp phẫu thuật thường gặp như:
Thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK):
Phương pháp này sử dụng đến dao vi phẫu, hoặc microkeratome để cắt một phần trên giác mạc làm nắp (vạt). Còn để lại một phần để làm bản lề. Phần vạt sau đó sẽ được lật qua một bên để các tia laser bào mỏng phần giác mạc tùy theo độ điều chỉnh phù hợp. Sau khi hoàn thành, vạt giác mạc sẽ được lật lại vị trí cũ mà không cần khâu lại.
Thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK):
Đây là phương pháp được sử dụng đầu tiên để điều trị các tật khúc xạ ở mắt. Khác với phương pháp LASIK, lớp vạt của giác mạc sau khi cắt sẽ được bỏ đi trước khi tiến hành định hình bằng tia laser. Một vài ngày sau khi hoàn thành phẫu thuật, lớp mô tự sửa chữa sẽ tự mọc lại trên giác mạc.
Chính vì lý do này mà thời gian phục hồi của phương pháp PRK lâu hơn phương pháp LASIK.
Thay đổi định hình khúc xạ giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK):
Phương pháp này tương tự như phương pháp LASIK, tuy nhiên lớp vạt giác mạc sẽ được cắt mỏng hơn. Do vậy sẽ hạn chế các biến chứng liên quan đến việc tạo và gắn lại vạt giác mạc, cũng ít gây khô mắt hơn là ở phương pháp LASIK.
Những phương pháp này sử dụng thông qua các tia laser và các dao vi phẫu. Ưu điểm của những phương pháp này là điều trị nhanh chóng, mau chóng hồi phục sau phẫu thuật, và có độ chính xác cao.
Orthokeratology:
Ortho - k là một loại kính áp tròng cứng được áp dụng cho những bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc đang chờ phẫu thuật. Loại kính này có tác dụng điều chỉnh tạm thời hình dáng của giác mạc đặt biệt là lúc ngủ, giúp mắt có thể nhìn rõ vật vào sáng ngày hôm sau. Tuy nhiên nếu không sử dụng thường xuyên, giác mạc vẫn sẽ trở lại tình trạng như cũ.
Phẫu thuật tật khúc xạ nhanh chóng, an toàn và hiệu quả
5. Một số phương pháp giúp phòng ngừa loạn thị
“ Phòng bệnh hơn chữa bệnh” do đó việc bảo vệ mắt tránh loạn thị là điều bạn nên làm. Không tốn chi phí điều trị nếu độ loạn quá cao, cũng như giảm thiểu được những bất lợi và ảnh hưởng do loạn thị gây nên.
Một số phương pháp phòng bệnh như:
-
Học tập và làm việc trong điều kiện ánh sáng tốt, tránh những nơi ánh sáng kém.
-
Cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút nếu làm việc dưới các thiết bị điện tử hoặc các công việc đòi hỏi độ tỉ mỉ cao.
-
Tránh gây tổn thương mắt.
-
Khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần, kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý về mắt (nếu có).
-
Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mắt đặc biệt là các loại vitamin A có trong các loại quả màu đỏ như cà chua, gấc, cà rốt,...
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp phòng ngừa loạn thị hiệu quả
Trên đây là những thông tin hữu ích về loạn thị mà chúng tôi cung cấp cho bạn. Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng, để từ đó có thể cải thiện lối sống, chế độ ăn uống nhằm bảo vệ cơ thể nói chung và đôi mắt nói riêng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!