Tin tức
Loạn thị là gì? Cách phòng và điều trị hiệu quả
- 29/09/2020 | Cách chăm sóc và điều trị bệnh loạn thị cực bổ ích
- 26/12/2020 | Các biểu hiện và nguyên nhân loạn thị là gì, có thể chữa khỏi không?
1. Loạn thị là gì, nguyên nhân do đâu?
Loạn thị là bệnh tật khúc xạ mắt mà cả trẻ em lẫn người lớn đều có thể gặp phải. Khi ánh sáng đi qua giác mạc có độ cong không đồng đều, làm cho các hình ảnh hội tụ nhiều điểm trên võng mạc. Chính vì lý do đó mà mắt ta chỉ nhìn thấy vật bị mờ nhòe, biến dạng, không được rõ ràng. Thường gặp ở những đối tượng như:
-
Người có bố hoặc mẹ, hoặc cả bố mẹ bị loạn thị. Vì loạn thị có tính di truyền.
-
Người mang di chứng từ một tổn thương mắt trong quá khứ hoặc sau phẫu thuật.
-
Những bệnh nhân có độ cận thị hoặc viễn thị cao rất dễ xuất hiện loạn thị đi kèm.
-
Loạn thị còn phụ thuộc vào độ tuổi, dễ gặp ở những người cao tuổi, hiếm gặp ở người trẻ tuổi và sơ sinh.
Minh họa sự khác nhau giữa mắt thường và mắt loạn thị
2. Người bệnh loạn thị có những triệu chứng như thế nào?
Loạn thị rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Đôi khi stress hoặc làm việc trong thời gian quá dài với các thiết bị điện tử làm mắt mỏi, gây nhức mắt. Vậy triệu chứng khi bị loạn thị là gì?
Một số triệu chứng thường gặp ở người bị loạn thị có thể kể đến như:
-
Nhìn méo mó hoặc mờ ở mọi khoảng cách.
-
Gặp khó khăn vào ban đêm.
-
Chảy nước mắt, có cảm giác mỏi và nhức mắt.
-
Đau đầu, mỏi cổ.
Đau đầu, mỏi mắt do dành nhiều thời gian ngồi trước các thiết bị điện tử
3. Loạn thị có thể điều trị được không?
Đối với những trường hợp bẩm sinh và nhẹ thì không cần thiết để điều trị. Nên ăn uống đủ chất, thói quen sinh hoạt đều độ. Hạn chế sử dụng mắt quá lâu trên các thiết bị điện tử để tránh tình trạng nhức mỏi mắt hoặc tăng độ loạn. Vậy nếu tình trạng nặng hơn thì phương pháp điều trị loạn thị là gì?
Đối với những trường hợp loạn thị nặng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chính xác tình trạng và có thể điều trị bằng một số phương pháp sau:
Sử dụng kính thuốc:
Có tác dụng điều chỉnh độ cong không đồng đều của giác mạc giúp các điểm sáng hội tụ một điểm duy nhất trên võng mạc. Đây là biện pháp được sử dụng nhiều nhất. đơn giản, dễ thực hiện, và không để lại biến chứng về sau. Các loại kính thường dùng là kính áp tròng hoặc mắt kính.
Phẫu thuật khúc xạ:
Đối với những bệnh nhân có độ loạn khá cao mà phương pháp kính thuốc không thể điều trị được ta nên tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật khúc xạ là các thao tác được can thiệp bởi các tia laser hoặc dao vi phẫu để định hình lại giác mạc bị cong. Một số phương pháp phổ biến được sử dụng hiện nay như:
-
Thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK).
-
Thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK).
-
Thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK).
Hình ảnh minh họa phẫu thuật mắt bằng phương pháp LASIK
4. Một số tip hay để phòng loạn thị hiệu quả
Với những trường hợp loạn thị bẩm sinh, chúng ta khó có thể phòng ngừa hiệu quả được. Chúng ta sinh ra đã có đôi mắt khỏe mạnh, vì vậy hãy bảo vệ mắt, hạn chế loạn thị bằng một số cách dưới đây:
Tập thể dục cho mắt:
Hãy thư giãn cho mắt sau hàng giờ đồng hồ ngồi trên các thiết bị điện tử bằng cách phóng tầm nhìn ra khoảng không gian xa, rộng và có nhiều ánh sáng. Dành ra 2 - 3 phút để mát xa mắt sau những giờ làm việc căng thẳng.
Thường xuyên mát xa mắt có tác dụng giảm nhức, mỏi hiệu quả
Bổ sung vitamin C vào thực đơn hàng ngày:
Có tác dụng trong việc chống Oxy hóa. Các bác sĩ và các nhà khoa học cho rằng lượng vitamin C cần thiết hằng ngày cho mỗi người là 75 - 90 mg. Có thể bổ sung thông qua trái cây hoặc rau quả.
Bổ sung vitamin E:
Có tác dụng chống Oxy hóa mạnh, giúp tăng cường sức đề kháng cho mắt. Đối với người lớn và trẻ em từ 14 tuổi trở lên cần bổ sung khoảng 15 mg mỗi ngày. Riêng phụ nữ đang cho con bú lượng vitamin E cần thiết là 19mg. Vitamin có nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc, bơ hoặc đậu phộng.
Sử dụng nghệ:
Curcumin là một thành phần có trong nghệ, giúp kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Bên cạnh đó, thành phần của nghệ còn chứa nhiều vitamin A, C, E, giúp chống oxy hóa cao, tăng cường lượng máu đến mắt. Chỉ cần pha một thìa tinh bột nghệ với cốc nước ấm, uống hai lần mỗi ngày là đã bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trên.
Tạo lập và duy trì những thói quen tốt:
Mặc dù những tác nhân vật lý không hắn là nguyên nhân gây ra loạn thị. Nhưng có thể làm tăng thêm các triệu chứng và độ loạn của loạn thị. Ví dụ, dành nhiều thời gian cho ví tính, điện thoại, hút thuốc, uống rượu cũng ảnh hưởng đến hoạt động của mắt. Vì vậy, việc tạo lập và duy trì những thói quen tốt là rất cần thiết.
Đi khám mắt định kỳ:
Tạo thói quen đi khám mắt định kỳ nhằm phát hiện những tật về mắt sớm để có những điều chỉnh cho phù hợp. Thông thường, nếu bạn thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần thì sẽ kết hợp kiểm tra tổng quát sức khỏe cơ thể, bao gồm cả mắt.
Thông qua một số biện pháp phòng và điều trị trên đây, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích và giúp bạn hiểu rõ được chứng loạn thị là gì. Ngay từ bây giờ, hãy từ bỏ những thói quen xấu, thành lập những thói quen tốt để có một đôi mắt khỏe mạnh, tinh anh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline 1900 565656 để được hỗ trợ. Các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu đến từ chuyên khoa Mắt tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!