Tin tức

Cẩm nang y tế về bệnh lây nhiễm Enterovirus

Ngày 19/03/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Enterovirus có đến trên 100 chủng khác nhau với khả năng lây truyền nhanh chóng. Tuy hầu hết các trường hợp mắc bệnh không quá nghiêm trọng nhưng nó vẫn có thể biến chứng xấu đến hệ hô hấp, hệ thần kinh, đe dọa đến sự sống. Nắm được những thông tin cơ bản về nhiễm Enterovirus sẽ giúp người bệnh biết cách xử trí an toàn cho chính mình.

1. Cách thức lây nhiễm Enterovirus 

1.1. Quá trình lây nhiễm Enterovirus

Enterovirus D68 - một trong các chủng của Enterovirus

Enterovirus D68 - một trong các chủng của Enterovirus

Enterovirus chủ yếu cư trú trong dịch đường hô hấp và phân của người bị nhiễm loại virus này. Khi chạm vào bề mặt của vật chứa virus rồi sờ vào mũi, họng, mắt hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với chất xuất tiết chứa virus thì có thể bị nhiễm Enterovirus. 

Cụ thể, một người có khả năng bị nhiễm Enterovirus khi vô tình tiếp xúc với các loại dịch tiết chứa mầm bệnh thông qua các hoạt động:

- Bắt tay trực tiếp với người bệnh.

- Đứng gần người bị nhiễm virus khi họ hắt hơi, ho.

- Chạm tay vào bề mặt của đồ vật dính dịch hoặc nước bọt của người nhiễm Enterovirus.

- Thay tã cho trẻ bị nhiễm virus.

- Ăn thực phẩm có nhiễm virus.

Sau khi Enterovirus xâm nhập vào cơ thể, chúng xâm nhiễm vào miệng, họng rồi đến ruột, hạch bạch huyết màng treo ruột và cổ; chúng cứ thế nhân lên về số lượng. Khoảng 2 - 3 ngày sau đó, chúng được phóng thích vào máu và xảy ra nhiễm trùng thứ phát trên các mô nhạy cảm. 

1.2. Đối tượng nào có nguy cơ bị lây nhiễm Enterovirus?

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm Enterovirus và mắc phải bệnh do loại virus này gây ra. Tuy nhiên, đối tượng dễ mắc bệnh nhất trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì những đối tượng này không được bảo vệ từ sự phơi nhiễm virus trước đó. Đặc biệt, bệnh dễ trở nặng ở trẻ dưới một tuổi.

2. Dấu hiệu cho biết đã bị nhiễm Enterovirus

Enterovirus gây ra khá nhiều dấu hiệu trên cơ thể. Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi mắc bệnh mà các dấu hiệu này sẽ có sự khác nhau:

2.1. Dấu hiệu nhiễm Enterovirus ở người trưởng thành

Các dấu hiệu nhiễm Enterovirus ở người trưởng thành tương đối giống với bệnh cảm cúm hoặc cảm lạnh. Đó là: đau họng, ho, hắt hơi, sổ mũi, toàn thân đau nhức, nôn, tăng thân nhiệt, đau mắt đỏ, phát ban nhưng không ngứa, niêm mạc miệng có vết loét,...

Người bị nhiễm Enterovirus dễ có các nốt ban đỏ trên da

Người bị nhiễm Enterovirus dễ có các nốt ban đỏ trên da

Những dấu hiệu này có xu hướng cải thiện khi người bệnh nghỉ ngơi và áp dụng một số biện pháp cải thiện bệnh tại nhà. Tuy nhiên, khi có những hiện tượng sau thì người bệnh nên đến cơ sở y tế ngay để được điều trị ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm: ngực đau tức, khó thở hoặc thở khò khè, môi tím tái, nhịp tim bị rối loạn, mắt cá chân hoặc bàn chân bị sưng.

2.2. Dấu hiệu nhiễm Enterovirus ở trẻ em

Do hệ miễn dịch của trẻ em không mạnh như người lớn nên các dấu hiệu nhiễm Enterovirus có xu hướng trở nên trầm trọng hơn. Nói như vậy nhưng thực tế hầu hết trẻ mắc bệnh có thể khỏi khi được chăm sóc tại nhà đúng cách. Trẻ nên được đưa đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu: ngực đau, thở nhanh hoặc khó thở, môi xanh và tím, một bên mặt bị chảy xệ, đứng không vững, cơ bị suy yếu, co giật, đầu bị đau dữ dội,...

3. Chẩn đoán và xử lý thế nào khi bị nhiễm Enterovirus?

Mặc dù đại đa số trường hợp bị nhiễm Enterovirus không quá nguy hiểm nhưng điều đó không có nghĩa là nên điều trị bệnh một cách chậm trễ. Nếu để bệnh kéo dài mà không có biện pháp điều trị thì virus có thể sẽ tấn công đến hàng loạt các bộ phận và cơ quan nội tạng của cơ thể như tủy xương, não, lá lách, tim, gan,... và hệ quả chính là những vấn đề xấu về sức khỏe, cụ thể chính là bệnh lý ở các cơ quan này.

Vệ sinh tay đúng cách trong 20 giây giúp phòng ngừa lây nhiễm Enterovirus

Vệ sinh tay đúng cách trong 20 giây giúp phòng ngừa lây nhiễm Enterovirus

Các nghiên cứu chỉ ra rằng Enterovirus là một trong các tác nhân chính khiến cho trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn xâm lấn nặng. Do đó, chẩn đoán sớm sự xuất hiện của virus sẽ giúp cho việc điều trị sớm đạt được hiệu quả tối ưu. Việc chẩn đoán virus này chủ yếu là lâm sàng, xét nghiệm trong phòng thí nghiệm hầu như không quan trọng. Tuy nhiên, có thể tìm virus thông qua xét nghiệm PCR.

Đến nay vẫn chưa tìm được loại thuốc điều trị đặc hiệu cho người bị nhiễm Enterovirus. Vì thế, các trường hợp mắc bệnh mức độ nặng cần phải nằm viện để theo dõi lâm sàng một cách chặt chẽ để bác sĩ có phương án hỗ trợ kịp thời. Nếu bị viêm não hay viêm màng não do virus này gây ra ở mức độ nặng và kéo dài thì có thể sẽ phải áp dụng liệu pháp tiêm tĩnh mạch globulin miễn dịch với nồng độ kháng thể cao.

Việc điều trị Enterovirus chủ yếu nhằm mục tiêu kiểm soát triệu chứng của bệnh và kìm hãm sự phát triển của virus. Người bệnh tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh vì loại thuốc này chỉ có tác dụng với bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn mà thôi. Không những thế, việc tự ý dùng kháng sinh còn đẩy người bệnh đứng trước nguy cơ gặp một loạt tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Về cơ bản, nhiễm Enterovirus là không đáng lo ngại cho lắm. Tuy nhiên, đây là bệnh lý có tính chất di truyền nên cần chú ý phòng ngừa và ngăn chặn khả năng ấy xảy ra. Biện pháp tốt nhất cần thực hiện là giữ vệ sinh ăn uống và vệ sinh cá nhân thật tốt. Đặc biệt, khâu xử lý phân và chất thải của trẻ nhỏ mắc bệnh cũng cần được chú ý. Để kiểm soát lây truyền bệnh cho cộng đồng, trong thời gian nhiễm virus, người bệnh cần được cách ly thích hợp.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh cụ thể gồm:

- Dùng xà phòng diệt khuẩn rửa tay thường xuyên trong 20 giây, nhất là sau khi thay tã hay vệ sinh cho trẻ. Nếu tay chưa được rửa sạch, tuyệt đối không được sờ vào miệng, mũi, mắt.

- Không dùng chung thìa, dĩa, muỗng với người bệnh.

- Không ôm hôn người bệnh.

- Thường xuyên khử trùng những bề mặt đã được người bệnh chạm vào.

Bị nhiễm Enterovirus tuy không đáng ngại nhưng cũng không được chủ quan. Nếu nghi ngờ dấu hiệu của bệnh hay cần tới sự trợ giúp y tế để đối phó với căn bệnh này, bạn đọc có thể liên hệ ngay qua Hotline 1900 56 56 56. Tại đây, bạn sẽ được chuyên gia y tế có trình độ chuyên môn cao của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ hướng xử trí đúng đắn và an toàn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.