Tin tức
Cần làm gì khi bị vôi hóa tuyến vú và nguyên nhân dẫn đến bệnh
- 03/04/2021 | Bật mí những dấu hiệu và triệu chứng vôi hóa tuyến vú
- 26/05/2021 | Tổng quan thông tin y khoa cần biết về u xơ tuyến vú
1. Tại sao bạn bị vôi hóa tuyến vú?
Vôi hóa tuyến vú hình thành do sự lắng đọng canxi bất thường trong các mô của tuyến vú, cơ chế chính xác vẫn chưa được làm rõ song các chuyên gia xác định được một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bao gồm:
-
Ung thư vú, nhất là ung thư tại chỗ ống tuyến vú.
Vôi hóa tuyến vú thường không phát hiện được qua thăm khám bình thường
-
Chấn thương ngực làm tổn thương và hoại tử mô mỡ tuyến vú, phẫu thuật vú trong điều trị ung thư cũng gây ra ảnh hưởng tương tự.
-
Bệnh lý tuyến vú như: u sợi tuyến vú, giãn ống tuyến vú, nang vú, lắng đọng vui ở da hoặc các mạch máu nhỏ tuyến vú,…
Một số trường hợp vi vôi hóa tuyến vú là dấu hiệu của ung thư còn lại đa phần là tổn thương tuyến vú lành tính.
Canxi là dinh dưỡng cần thiết với sức khỏe con người, đặc biệt là sự dẻo dai và bền chắc của xương khớp. Nhiều người cho rằng việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu canxi hoặc bổ sung bằng thực phẩm chức năng chứa canxi dẫn đến vôi hóa tuyến vú. Sự thực đây không phải là nguyên nhân dẫn đến lắng đọng canxi trong mô vú.
Vôi hóa tuyến vú thường không liên quan đến ung thư
2. Vôi hóa tuyến vú có gây triệu chứng gì không?
Đa số phụ nữ bị vôi hóa tuyến vú, nhất là vôi hóa lành tính và vôi hóa có liên quan đến ung thư ở giai đoạn đầu đều không có triệu chứng gì. Họ chỉ vô tình phát hiện khi chụp nhũ ảnh vú trong kiểm tra sức khỏe định kỳ, không nên quá lo lắng vì tình trạng này khá phổ biến ở phụ nữ 40 - 50 tuổi.
Dấu hiệu vôi hóa tuyến vú trên ảnh chụp nhũ hóa có thể ở 2 dạng:
Nốt vôi hóa lớn
Nốt vôi hóa lớn thể hiện bằng những chấm trắng lớn trên ảnh chụp nhũ hóa. Khoảng 50% phụ nữ bị nốt vôi hóa lớn là trên 50 tuổi.
Vi vôi hóa
Vi vôi hóa có một tỉ lệ nhỏ liên quan đến ung thư, trên ảnh chụp thường là những đốm trắng mịn, li ti giống như hạt muối tập trung ở một khu vực hoặc phủ đầy khắp mô vú.
3. Cần làm gì khi bị vôi hóa tuyến vú: Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa
Để xem xét các bước tiếp theo để điều trị, theo dõi vôi hóa tuyến vú, điều quan trọng là xác định được tính chất nốt vôi hóa cũng như sự phát triển, số lượng của chúng. Vì thế, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các kiểm tra xét nghiệm khác.
Hầu hết vôi hóa tuyến vú được phát hiện khi chụp nhũ ảnh
3.1. Chẩn đoán vôi hóa tuyến vú
Các phương pháp chẩn đoán vôi hóa tuyến vú bao gồm:
Chụp nhũ ảnh chẩn đoán
Chụp nhũ ảnh chẩn đoán cho hình ảnh chi tiết. Tại khu vực xuất hiện nốt vôi hóa, bác sĩ sẽ chụp ở nhiều góc độ với độ phóng đại lớn hơn để quan sát rõ hơn.
Từ đó, tình trạng vôi hóa, tính chất, số lượng,… sẽ được tìm hiểu kỹ hơn, từ đó đánh giá liên quan đến ung thư hay không.
Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh mô vú, cũng được chỉ định khi phát hiện nốt vôi hóa bất thường. Siêu âm cung cấp thêm thông tin để chẩn đoán các khối vôi hóa lớn trên hình chụp nhũ ảnh.
Xét nghiệm hình ảnh này phức tạp hơn, nhưng cho hình ảnh của mô chi tiết hơn. Đây không phải là phương pháp chẩn đoán lựa chọn đầu tiên trong đánh giá vôi hóa tuyến vú, được chỉ định khi các xét nghiệm khác nghi ngờ ung thư vú. Chụp MRI sẽ giúp bác sĩ đánh giá thêm mức độ bệnh, đặc biệt là sự phát triển và xâm lấn của khối u.
Chụp MRI vú được chỉ định khi nghi ngờ ung thư
Chụp X-quang ống tuyến sữa
Bác sĩ sẽ sử dụng chất cản quang được tiêm vào tuyến sữa để hình ảnh chụp thể hiện rõ hơn các mô trong tuyến vú. Phương pháp thăm dò này được chỉ định sau khi chụp X-quang tuyến vú nghi ngờ, đặc biệt ở những người có chảy dịch hoặc máu ở núm vú.
Sinh thiết
Sinh thiết là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất, phân biệt vôi hóa tuyến vú lành tính hay ung thư. Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô vú nghi ngờ, sau đó đem làm xét nghiệm. Có thể lấy mẫu mô bằng kim hoặc qua một vết mổ nhỏ nếu cần lấy lượng mẫu lớn.
Khi có đủ thông tin chẩn đoán dựa trên các phương pháp trên, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có cần thiết phải điều trị, điều trị theo phương pháp nào hay chỉ cần theo dõi thường xuyên.
3.2. Điều trị vôi hóa tuyến vú
Hầu hết các trường hợp vôi hóa tuyến vú là lành tính và không cần điều trị. Bệnh nhân sẽ được tư vấn và yêu cầu kiểm tra định kỳ bằng chụp nhũ ảnh, hình ảnh chụp trước đó được giữ lại để đánh giá sự thay đổi cả về hình dạng lẫn kích thước của nốt vôi hóa.
Tuy nhiên, nếu kết quả chẩn đoán nghi ngờ tình trạng vôi hóa là dấu hiệu ung thư hoặc tiền ung thư, cần phải điều trị và theo dõi. Loại ung thư phát triển cùng vôi hóa tuyến vú phổ biến nhất là ung thư tại biểu mô ống tuyến vú.
Vôi hóa tuyến vú lành tính không cần điều trị
Tương tự như các dạng ung thư khác, điều trị là cần thiết bằng cách loại bỏ mô vú bất thường với phương pháp phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Đồng thời, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ sự thay đổi theo thời gian của các mô vú.
3.3. Phòng ngừa vôi hóa tuyến vú hình thành và phát triển
Mặc dù tìm ra nhiều nguyên nhân dẫn đến vôi hóa tuyến vú song không có biện pháp hiệu quả nào ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Các chuyên gia chỉ đưa ra lời khuyên với đối tượng nguy cơ cao là phụ nữ trên 50 tuổi, từng mắc bệnh lý hoặc tổn thương tuyến vú nên đi kiểm tra định kỳ.
Hầu hết kiểm tra định kỳ được tiến hành bằng thăm khám lâm sàng và chụp nhũ ảnh. Phát hiện sớm giúp quá trình can thiệp và điều trị hiệu quả hơn, ngăn ngừa di chứng nặng do vôi hóa tuyến vú ác tính.
Cần làm gì khi bị vôi hóa tuyến vú? Chị em không nên quá lo lắng khi phát hiện mình bị vôi hóa tuyến vú, cần chẩn đoán chi tiết hơn để xác định tính chất nốt vôi hóa, từ đó theo dõi hoặc điều trị khi cần thiết. Đa phần vôi hóa tuyến vú là lành tính nên chỉ cần theo dõi kiểm tra định kỳ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!