Tin tức
Cần thực hiện xét nghiệm nào để kiểm tra đường huyết?
- 06/04/2021 | Mách bạn mốc thời gian kiểm tra đường huyết trong ngày
- 24/04/2021 | Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường: Cách kiểm tra đường huyết tại nhà
1. Tìm hiểu về xét nghiệm kiểm tra đường huyết là gì?
Xét nghiệm đường huyết là một trong số những xét nghiệm được dùng để đo lượng glucose trong máu của cơ thể. Xét nghiệm này được dùng chủ yếu để kiểm tra bệnh lý tiểu đường, trong đó có tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ.
Kiểm tra đường huyết sẽ biết được chỉ số đường máu khi thực hiện xét nghiệm lúc đói có ảnh hưởng lớn bởi insulin là một trong những loại hormon tiết ra bởi tuyến tụy và giải phóng vào máu khi nồng độ đường trong máu tăng lên cao. Nếu như insulin trong cơ thể mà không được điều tiết đủ hoặc điều tiết tăng sinh, giảm sinh quá mức hoặc không hoạt động sẽ khiến cho lượng đường máu tăng lên bất thường, khó kiểm soát trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới thận, mắt, dây thần kinh và mạch máu của cơ thể con người.
Thực hiện xét nghiệm kiểm tra lượng đường trong máu
2. Có những loại xét nghiệm kiểm tra đường huyết nào?
Với nền y học tiên tiến, hiện đại ngày nay có rất nhiều xét nghiệm khác nhau được thực hiện để kiểm tra đường huyết nhằm hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh, bao gồm:
Xét nghiệm đường huyết khi đói
Xét nghiệm kiểm tra đường huyết khi đói được tiến hành khi người bệnh đã nhịn ăn trước đó tối thiểu là 8 tiếng, đây cũng được coi là xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán bệnh tiểu đường một căn bệnh mạn tính
Xét nghiệm kiểm tra đường huyết 2 giờ sau ăn
Đây là xét nghiệm được thực hiện sau khi ăn uống 2 tiếng. Về bản chất đây không phải xét nghiệm để kiểm tra lượng đường máu trong cơ thể mà nó có tác dụng kiểm tra xem người bệnh tiểu đường có sử dụng được đúng lượng insulin cần thiết tương ứng với lượng insulin đáp ứng được trong bữa ăn hay không. Qua đó sẽ có phương án điều trị thích hợp đối với người bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm kiểm tra đường huyết bất kỳ
Kiểm tra đường huyết ngẫu nhiên là loại xét nghiệm có thể được thực hiện bất cứ lúc nào mà nó không hề liên quan tới bữa ăn, trước hay sau ăn. Xét nghiệm này có thể được thực hiện nhiều lần trong ngày bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên vào những thời điểm khác nhau để biết được kết quả giữa các lần lấy mẫu xét nghiệm đó có biến động lớn hay không.
Xét nghiệm tiểu đường trong thai kỳ
Xét nghiệm kiểm tra đường huyết qua dung nạp glucose đường uống
Bất kỳ mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua việc thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần thai thứ 22 - 28 với 3 lần lấy máu, lần đầu tiên lấy máu trước khi uống nước đường, lần thứ 2 sau 1 giờ uống và lần thứ 3 sau 2 giờ dung nạp đường vào cơ thể.
Xét nghiệm kiểm tra đường huyết HbA1c
Một trong những xét nghiệm nhằm xác định lượng đường máu trong cơ thể kết hợp với lượng hồng cầu trong máu có thể sử dụng chẩn chẩn đoán người bệnh có được kiểm soát tiểu đường tốt hay không.
3. Xét nghiệm kiểm tra đường huyết đối với người mắc bệnh tiểu đường
Ngày nay, việc thực hiện xét nghiệm kiểm tra đường huyết lúc đói đối với người bệnh tiểu đường là đặc biệt cần thiết, quan trọng, cụ thể như sau:
-
Kết quả xét nghiệm bình thường nếu đường huyết dưới 5,6mmol/l.
-
Kết quả có rối loạn đường huyết lúc đói (hay chính là một dạng của tiền tiểu đường) sẽ có chỉ số đường huyết từ 5,6 - 6,4 mmol/l.
-
Kết quả xét nghiệm cho thấy mắc bệnh tiểu đường nếu chỉ số xét nghiệm lớn hơn 7.0 mmol/l.
Đối với xét nghiệm kiểm tra đường huyết khi đói thì người bệnh cần nhịn ăn tối thiểu trước khi xét nghiệm 8 tiếng và chỉ được uống nước lọc trong thời gian này. Để quá trình thực hiện xét nghiệm diễn ra thuận lợi và không phải nhịn đói cả ngày bạn nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng sau khi nhịn ăn tính từ thời điểm buổi tối hôm trước đó là 8 giờ. Còn ngược lại, đối với xét nghiệm đường huyết bất kỳ thì người bệnh không cần chuẩn bị gì, không cần nhịn ăn và bất kể thời điểm trong ngày.
Thực hiện xét nghiệm định kỳ đối với người bệnh tiểu đường rất cần thiết
Thông thường, chỉ số xét nghiệm kiểm tra đường huyết có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:
-
Sử dụng thuốc có ảnh hưởng tới lượng đường trong máu.
-
Người bệnh sau phẫu thuật bị stress, chấn thương, người bị đột quỵ hoặc đau tim.
-
Người sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn như rượu bia, chất kích thích như cà phê, những người có bệnh lý xơ gan hay viêm tụy,...
Việc thực hiện xét nghiệm định kỳ đối với người bệnh tiểu đường đặc biệt quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Bạn nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra tại các cơ sở y tế chuyên khoa để đảm bảo quá trình thăm khám, điều trị diễn ra thuận lợi nhất.
Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 25 năm kinh nghiệm, quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, kỹ thuật viên giàu chuyên môn, kinh nghiệm luôn tận tâm với nghề, coi người bệnh như người thân trong gia đình. Trang thiết bị y tế hiện đại cùng với Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists) ngày 7/1/2022 giúp kết quả xét nghiệm luôn nhanh chóng, chính xác.
Xét nghiệm tại nhà an toàn, tiện lợi
Bên cạnh việc thực hiện xét nghiệm kiểm tra đường huyết tại viện, bạn có thể thực hiện tại nhà dù ở bất cứ nơi nào trên mọi nẻo đường của Tổ quốc Việt Nam với chi phí thực hiện xét nghiệm được niêm yết tại viện và chỉ mất thêm 10.000đ/địa chỉ lấy mẫu. Thực hiện xét nghiệm tại nhà an toàn, tiện lợi, đầy tích kiệm giúp bạn chủ động sắp xếp thời gian dù là người bận rộn vẫn luôn lo lắng chăm lo sức khỏe cho cả gia đình.
Đặc biệt, nằm trong chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, MEDLATEC triển khai nhiều gói xét nghiệm sàng lọc đường máu, mỡ máu nhằm phát hiện sớm tình trạng bệnh tiểu đường, từ đó giúp phân loại và xây dựng chế độ dinh dưỡng để theo dõi giảm thiểu các nguy cơ biến chứng do bệnh gây nên.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về đường máu, mỡ máu hay cần thực hiện các xét nghiệm khác bạn có thể gọi tới Tổng đài 1900 56 56 56 để được đặt lịch xét nghiệm hoặc giải đáp thắc mắc 24/24.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!