Tin tức
Cảnh báo: Những nguyên nhân có thể dẫn đến chấn thương sọ não
- 16/09/2020 | Chuyên gia chia sẻ kỹ thuật phát hiện sớm và chính xác tổn thương bệnh lý và khối u
- 06/06/2020 | Chụp CT và ý nghĩa trong chẩn đoán, đánh giá các tổn thương
1. Thế nào là chấn thương sọ não
chấn thương sọ não là tình trạng rối loạn chức năng bình thường của não có thể gây ra bởi một cú đánh, va đập mạnh vào đầu đột ngột. Hoặc khi bị một vật thể nào đó đi xuyên qua hộp sọ, thủng vào mô não. Sự thay đổi trong chức năng bình thường của não có thể quan sát thấy qua các dấu hiệu lâm sàng sau:
-
Mất hoặc giảm ý thức.
-
Mất trí nhớ.
-
Suy giảm thần kinh khu trú như yếu cơ, mất thị lực, thay đổi giọng nói.
-
Thay đổi trạng thái tinh thần như mất phương hướng, suy nghĩ chậm chạp hoặc khó tập trung.
Các triệu chứng của TBI có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của não. Những trường hợp nhẹ có thể gây ra thay đổi ngắn về trạng thái tinh thần hoặc ý thức. Tuy nhiên, những trường hợp nghiêm trọng thì khả năng bất tỉnh, hôn mê kéo dài, thậm chí tử vong là rất cao.
Hình ảnh minh họa sọ não bị tổn thương
Trong năm 2014, trung bình 155 người ở Hoa Kỳ chết mỗi ngày do các chấn thương sọ não. Những người sống sót sau TBI có thể phải đối mặt với những tác động kéo dài vài ngày hoặc phần còn lại của cuộc đời họ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, ở trẻ em từ 14 tuổi trở xuống, TBI chiếm khoảng 2.529 trường hợp tử vong, 23.000 trường hợp nhập viện và 837.000 lượt vào phòng cấp cứu. Mỗi năm có khoảng 80.000 - 90.000 người bị tàn tật lâu dài hoặc suốt đời liên quan đến TBI.
Tỷ lệ tử vong do TBI ước tính khoảng 50.000 ca tử vong hàng năm ở Mỹ. Trong đó, tử vong do chấn thương đầu chiếm 34% tổng số ca.
Tại Việt Nam, tỷ lệ thương tích do TBI ở trẻ từ 5 - 14 tuổi là 34.5%, ở nhóm tuổi từ 15 - 19 là 22%, theo thống kê của bệnh viện Việt Đức vào năm 2009. Số lượng tiếp nhận các ca do TBI của bệnh viện Nhân Dân 115 từ năm 2003 đến 2007 theo trung bình từng tháng là 1.386 trường hợp. Tỷ lệ tử vong ngay tại bệnh viện dựa vào số liệu thống kê 5 năm là 1.3%.
2. Nguyên nhân
Các nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương sọ não bao gồm:
Ngã
Ngã từ giường, từ cầu thang hoặc trong bồn tắm là nguyên nhân thường gặp nhất của TBI nói chung, đặc biệt ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
Các va chạm liên quan đến phương tiện
Các vụ va chạm liên quan đến ô tô, xe máy hoặc xe đạp.
Bạo lực
Vết thương do súng đạn, bạo lực gia đình và các vụ hành hung khác là những nguyên nhân phổ biến. Bên cạnh đó, hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh cũng là một nguy cơ gây tổn thương não cho bé, trong đó có chấn thương sọ não. Trường hợp này xảy ra khi trẻ nhỏ bị người lớn rung lắc một cách mạnh bạo làm cho não của bé thụt sâu vào trong hộp sọ.
Các chấn thương trong thể thao
TBI có thể do chấn thương trong một số môn thể thao, bao gồm quyền anh, bóng đá, bóng chày, trượt ván, khúc côn cầu và các môn thể thao có tác động mạnh hoặc quá sức khác, đây là nguy cơ gây chấn thương sọ não phổ biến ở thanh niên.
Các vụ nổ và chấn thương chiến đấu khác
Hậu quả của các vết thương xuyên thấu, các mảnh đạn, mảnh vỡ đâm vào đầu, ngã hoặc va chạm cơ thể với các vật thể sau vụ nổ là nguyên nhân thường gặp gây chấn thương sọ não ở quân nhân tại ngũ.
Các yếu tố nguy cơ
-
Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh đến 4 tuổi.
-
Thanh niên, đặc biệt là những người từ 15 đến 24 tuổi.
-
Người lớn từ 60 tuổi trở lên.
Người trên 60 tuổi có nguy cơ bị chấn thương sọ não cao
3. Triệu chứng
Các triệu chứng của TBI khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương gây ra cho não. Thông thường, chấn thương sọ não hay gặp các triệu chứng sau.
Các triệu chứng TBI nhẹ
Thời gian đầu, các triệu chứng không rõ ràng mà chỉ bắt đầu xuất hiện từ vài ngày hoặc vài tuần sau khi bị thương, thường gặp là buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi hoặc đau cổ.
Một số bệnh nhân còn cho biết tai bị ù, miệng cảm thấy khó chịu và nhạy cảm với ánh sáng. Bệnh nhân có thể bị mất ý thức trong 30 phút đến 24 giờ tương ứng với TBI nhẹ và trung bình.
Các triệu chứng của TBI nghiêm trọng
TBI nặng có thể gây ra các triệu chứng như nhức đầu liên tục, co giật, nói không rõ, giãn đồng tử mắt, tê hoặc yếu tay chân, chảy máu mũi hoặc tai, buồn nôn và nôn liên tục và không thể tỉnh lại sau giấc ngủ.
Chấn thương sọ não nghiêm trọng có thể gây nôn liên tục
Mất ý thức kéo dài hơn 24 giờ trong TBI nặng. Bệnh nhân có thể bị hôn mê và không nhận biết được xung quanh. Nghiêm trọng hơn thì có nguy cơ cao trở thành người thực vật.
Các triệu chứng kéo dài của TBI nặng gây ra các vấn đề về cảm xúc như lo lắng, trầm cảm, hung hăng và thay đổi tính cách ở bệnh nhân. Bệnh nhân cũng có thể không thực hiện được các vấn đề về nhận thức như thiếu suy luận, phán đoán và mất trí nhớ (Silver, McAllister và Arciniegas, 2018).
4. Phòng ngừa chấn thương sọ não
Để phòng ngừa chấn thương sọ não hiệu quả thì ý thức của mỗi người là vô cùng quan trọng. Bạn có thể tham khảo qua các biện pháp sau đây.
-
Giám sát trẻ nhỏ hơn mọi lúc.
-
Không cho trẻ nhỏ sử dụng thiết bị thể thao hoặc chơi các môn thể thao không phù hợp với lứa tuổi của chúng.
-
Tránh sử dụng các sân chơi có bề mặt cứng.
-
Tuân thủ tất cả các quy tắc và biển cảnh báo tại công viên nước, hồ bơi và bãi biển công cộng.
-
Mặc quần áo thích hợp cho môn thể thao.
-
Không mặc bất kỳ loại quần áo nào có thể cản trở tầm nhìn của bạn.
-
Không tham gia các môn thể thao khi bạn đang ốm hoặc mệt mỏi.
-
Tuân theo tất cả các tín hiệu giao thông.
-
Tránh các bề mặt không bằng phẳng hoặc không được lát đá khi đạp xe.
-
Thực hiện kiểm tra an toàn thường xuyên các thao trường, sân chơi và thiết bị.
-
Không sử dụng ma túy hoặc rượu lúc lái xe.
-
Bỏ và thay thế thiết bị thể thao hoặc đồ bảo hộ bị hỏng.
Thay thế đồ bảo hộ nếu bị hỏng để bảo vệ an toàn
Nếu trong nhà có người lớn tuổi, thì nên phòng ngừa té ngã bằng các cách:
-
Lắp đặt tay vịn ở những chỗ dễ ngã như cầu thang, phòng tắm.
-
Không để các vật gây trượt chân trên sàn nhà.
-
Theo dõi thị lực thường xuyên và luôn đảm bảo đầy đủ ánh sáng trong nhà.
Tóm lại, chấn thương sọ não nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần nhận biết rõ các nguyên nhân, triệu chứng để phát hiện và có biện pháp xử lý sớm. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần giúp đỡ, hay gọi ngay cho các bác sĩ của MEDLATEC qua số hotline 1900.56.56.56 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!