Tin tức
Cây hoàng đàn: loài gỗ quý hiếm với công dụng chữa bệnh nhiều người chưa biết
- 24/07/2024 | Cây thạch anh có thể chữa bệnh ung thư được không?
- 30/07/2024 | Cây xuyến chi - loại cỏ dại nhưng có nhiều công dụng bất ngờ
- 01/08/2024 | Cây hương thảo: hương liệu quen thuộc của món ăn, thần dược cho sức khỏe
1. Đặc điểm sinh học của cây hoàng đàn
Cây hoàng đàn (tuyết tùng, hoàng đàn liễu, bách mộc, hoàng đàn cành rũ, bách xoắn, tùng có ngấn, ngọc am) thuộc họ Hoàng đàn, thân gỗ, cao khoảng 15 - 40m, đường kính thân trung bình 90cm. Thân cây hoàng đàn tròn, tán hẹp, vỏ màu xám nứt dọc thân.
Cành non mọc trên thân cây hoàng đàn thường vuông cạnh, cùng phân nhánh trên một mặt phẳng. Lá hoàng đàn hình vảy, dài, nhỏ, mọc sát và ôm cành. Đặc biệt, lá có thể thay đổi nhiều màu: xanh lục, xanh đậm, bạc xám,…
Nón hoàng đàn mọc đơn tính với gốc trong đó nón đực hình trái xoan, nón cái hình trứng hoặc cầu. Vảy nón gồm 6 đôi mọc hình vòng, bề mặt vảy gồm 5 cạnh dạng đường gờ, mỗi vảy có khoảng 6 - 8 hạt. Hạt hoàng đàn hình cầu bẹt, cánh nhỏ.
Vào khoảng tháng 4, cây hoàng đàn sẽ ra hoa, phần nón chín vào thời điểm tháng 4 - 5 năm sau. Loài cây này thường mọc trên núi đá vôi cao 300m, ưa nước.
Hoàng đàn được tìm thấy nhiều ở Nepal, Ấn Độ, phía nam Trung Quốc,
Trên thế giới, hoàng đàn mọc rải rác ở một số nước ở khu vực nam Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal. Ở nước ta, hoàng đàn có nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Hoàng đàn là cây thân gỗ cao, vỏ có thể dùng để chữa bệnh
2. Thành phần hóa học và công dụng chữa bệnh của cây hoàng đàn
2.1. Thành phần hóa học
Phần rễ và thân gỗ của cây hoàng đàn có khoảng 4.5 - 5.5% tinh dầu. Phần lá chứa 0.5 - 0.8% tinh dầu. Dược liệu hoàng đàn có thể thu hoạch quanh năm bằng cách cắt cành, bóc lấy vỏ sau đó phơi khô.
2.2. Công dụng chữa bệnh của cây hoàng đàn
Theo y học cổ truyền, hoàng đàn là dược liệu tính ôn, vị cay xen đắng chát. Dược liệu này có tác dụng chỉ huyết, sinh cơ, lương huyết, an thần, khu phong bào. Tinh dầu hoàng đàn có thể trị trật khớp, ứ huyết, phong tê thấp, lở loét,... hoặc bào chế dược - mỹ phẩm.
Tại Ấn Độ, bột từ vỏ cây hoàng đàn được dùng chữa cảm lạnh, đau xương khớp, viêm nhiễm, tiết niệu, lao, tiêu chảy, rối loạn tâm thần, mề đay, ngứa, viêm da,... Nhựa hoàng đàn chữa nấc cụt, khó tiêu, mất ngủ,...
Tại Trung Quốc, hoàng đàn trị đau nhức xương khớp, diệt ký sinh trùng, giảm ngứa, nâng cao miễn dịch,...
Theo y học hiện đại, đã có một số thí nghiệm cho thấy chiết xuất hoàng đàn chứa lignans có thể tiêu diệt tế bào ung thư ruột kết, ung thư buồng trứng, ung thư gan,... Chiết xuất này cũng có thể kháng nấm, kháng khuẩn. Đặc biệt, khả năng kháng nấm phổ hoạt động rộng, có thể dùng làm dược liệu thay thế cho kháng sinh trong tương lai.
Thử nghiệm tinh dầu hoàng đàn trên loài gặm nhấm cho thấy khả năng chống viêm, giảm đau. Đây cũng là thành phần có tác dụng giảm căng thẳng, tức giận, cân bằng tâm lý, cải thiện đau đầu, giảm lo âu, chống động kinh,...
Chất chiết xuất từ hoàng đàn còn có tác dụng ngừa viêm loét dạ dày, tăng sức mạnh của cơ. Đây cũng là loài cây chứa thành phần có tác dụng ổn định tế bào mast, ức chế 5-lipoxygenase giúp chống viêm, cải thiện triệu chứng hen suyễn và viêm phế quản.
Tinh dầu từ gỗ hoàng đàn còn có khả năng xua đuổi côn trùng nhờ thành phần beta heachalene, atlantone, heachalene. Đây là yếu tố tiềm năng có thể phát triển hoàng đàn thành thuốc diệt côn trùng.
Tinh dầu hoàng đàn có thể cải thiện đau đầu
3. Bài thuốc chữa bệnh với cây hoàng đàn và lưu ý khi sử dụng
3.1. Bài thuốc chữa bệnh dùng cây hoàng đàn
- Chữa nôn ra máu
+ Nguyên liệu: 0.3g a giao, 30g sinh địa, 30g lá hoàng đàn.
+ Cách thực hiện: sắc tất cả dược liệu đã chuẩn bị để lấy nước uống.
Hoặc có thể làm theo cách khác là nghiền bột mịn quả hoàng đàn để uống cùng rượu.
- Chữa đau dạ dày, tiêu chảy
+ Nguyên liệu: vỏ hoàng đàn 1 phần, hương phụ tử 2 phần.
+ Cách thực hiện: ngâm vỏ hoàng đàn trong 1 đêm rồi thái nhỏ, sấy khô sau đó tán thành bột. Hương phụ tử cũng đem tán bột mịn rồi trộn cả hai loại bột vào với nhau, vo viên như hạt ngô, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20 viên.
Vỏ hoàng đàn thường được tán bột mịn, vo viên uống để chữa bệnh
3.2. Lưu ý khi chữa sử dụng hoàng đàn làm dược liệu
Tinh dầu hoàng đàn được dùng nhiều trong các phương pháp trị liệu hương thơm, có tác dụng cải thiện giấc ngủ, thư giãn, chữa bệnh hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh khớp,... bằng cách nhỏ 1 - 2 giọt tinh dầu hoàng đàn vào máy khuếch tán hoặc dùng massage vùng bị đau.
Do độc tính từ cây hoàng đàn vẫn còn chưa được nghiên cứu đầy đủ nên vẫn chưa đủ căn cứ an toàn để sử dụng trên cơ thể người. Người có tiền sử dị ứng với tuyết tùng, cây họ thông,... nên cân nhắc về việc dùng tinh dầu hoàng đàn hoặc chữa bệnh bằng dược liệu hoàng đàn.
Các trường hợp có bệnh lý nghiêm trọng, thai phụ, phụ nữ đang cho con bú cần có chỉ định từ bác sĩ mới dùng hoàng đàn.
Tinh dầu hoàng đàn cần được pha loãng trước khi sử dụng để tránh gây kích ứng da.
Tuy tinh dầu hoàng đàn có nhiều tác dụng nhưng cây hoàng đàn được xếp vào hàng gỗ quý. Do đó, nếu sử dụng hoàng đàn như dược liệu thì nên tìm đến nơi cung cấp uy tín để đảm bảo mua đúng sản phẩm chất lượng, giúp kiểm soát nguy cơ khai thác trái phép gỗ hoàng đàn.
Các trường hợp có ý định chữa bệnh bằng cây hoàng đàn cũng cần có sự hướng dẫn sử dụng từ thầy thuốc Đông y để dùng đúng hàm lượng, kết hợp đúng dược liệu chữa bệnh. Trong danh mục sách đỏ của Việt Nam, Hoàng đàn được xếp vào hàng gỗ quý hiếm, nguy cơ tuyệt chủng. Vì thế, không nên mua hoàng đàn không có căn cứ rõ ràng về xuất xứ hoặc khai thác trái phép để bảo tồn loài gỗ quý này.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể liên hệ đặt trước lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!