Tin tức
Cha mẹ cần biết: vì sao sốt cao có thể gây co giật cho trẻ
- 10/10/2021 | Cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh và xử trí khi trẻ bị sốt
- 12/10/2021 | Mách mẹ cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ an toàn và hiệu quả
- 04/10/2021 | Trẻ sốt bao nhiêu độ có thể co giật - nỗi lo không của riêng ai
1. Vì sao sốt cao có thể gây co giật cho trẻ nhỏ
1.1. Như thế nào là sốt co giật
Sốt co giật thường xảy ra ở trẻ sơ sinh cho đến 6 tuổi. Khí ấy trẻ thường sốt từ 38 độ C trở lên với các triệu chứng: cứng người, thân nhiệt tăng đột ngột, mắt trợn ngược, giật tay chân liên hồi và tự hết sau 1 - 2 phút.
1.2. Lý giải vì sao sốt cao có thể gây co giật ở trẻ
Vậy nguyên nhân vì sao sốt cao có thể gây co giật cho trẻ? Điều này được lý giải do não trẻ chưa có sự phát triển đầy đủ và đang còn vô cùng nhạy cảm trước các rối loạn nhiệt độ. Sự gia tăng nhiệt độ khi sốt cao có thể làm cho não của trẻ bị kích thích từ đó khởi phát co giật.
Sốt cao dễ khiến cho trẻ sơ sinh và dưới 6 tuổi bị co giật do nhiều nguyên nhân khác nhau
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị sốt co giật trong đó chủ yếu là do nhiễm trùng: vi khuẩn, siêu vi hoặc sau tiêm chủng. Bên cạnh đó, sốt co giật cũng có thể do tiền sử gia đình.
Tuy nhiên, giải thích vì sao sốt cao có thể gây co giật ở trẻ như vậy không có nghĩa là mọi trẻ nhỏ đều có thể bị co giật khi sốt cao. Tình trạng này hầu như chỉ xảy ra ở những trẻ có não nhạy cảm hơn so với trẻ khác, chủ yếu là theo khuynh hướng gia đình. Hội chứng này đa phần sẽ chấm dứt khi trẻ trên 5 tuổi vì lúc ấy não trẻ đã trưởng thành. Ngoài ra, hầu hết trong tương lai sẽ không tiếp tục phát triển chứng rối loạn co giật.
1.3. Thời điểm có thể xảy ra co giật do sốt
Không ai có thể dự đoán được một trẻ nào đó có thể bị co giật do sốt cao hay không. Các cơn co giật chủ yếu xảy ra trong 24 giờ đầu của cơn sốt, thường đến khi nhiệt độ của trẻ trong khoảng 39 - 40 độ C. Tuy nhiên, cơn co giật lại không đến khi nhiệt độ cơ thể vượt quá ngưỡng này.
2. Tránh nhầm lẫn co giật do sốt với co giật do bị động kinh
Chính vì không biết được vì sao sốt cao có thể gây co giật và nắm được dấu hiệu của hội chứng này nên nhiều người dễ nhầm cơn co giật do bị động kinh với cơn co giật do sốt cao từ đó xử trí sai cách. Cha mẹ cần phân biệt 2 hiện tượng này dựa trên các điểm chính sau đây:
Co giật do động kinh có nhiều biểu hiện giống co giật do sốt nên nhiều người nhầm lẫn
2.1. Điểm giống nhau
Khi co giật do sốt hay động kinh thì cơ thể đều bị mất ý thức và co giật toàn thân. Trong quá trình diễn ra cơn co giật trẻ còn có các dấu hiệu khác như: thở gấp, răng cắn chặt, sùi bọt mép, mắt trợn lên, lú lẫn, mơ màng, mệt mỏi, ngủ li bì,...
2.2. Điểm khác nhau
- Về mặt biểu hiện
+ Cơn co giật do động kinh: xuất hiện đột ngột, không có tín hiệu báo trước, co giật cục bộ hoặc toàn thể, mất trương lực, có cơn giật cơ và cơn co cứng toàn thể, bị tăng trương lực cơ.
+ Cơn co giật do sốt cao: trước khi có cơn co giật thường bị tăng thân nhiệt cao trên 38 độ C, mệt mỏi, lười ăn, ngủ li bì, co giật đến khi sốt cao không được hạ sốt đúng cách.
Cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để biết vì sao sốt cao có thể gây co giật cho con mình
- Về thời gian kéo dài của cơn co giật
+ Cơn co giật do động kinh: kéo dài 1 - 2 phút, tối đa là 3 phút. Nếu co giật trên 5 phút thì vô cùng nguy hiểm.
+ Cơn co giật do sốt cao: kéo dài 2 - 15 phút tùy vào từng trường hợp cụ thể.
- Về đối tượng bị co giật
+ Co giật do động kinh: đối tượng có thể là bất kỳ ai.
+ Co giật do sốt cao: chủ yếu là trẻ sơ sinh cho đến 6 tuổi.
- Về thời gian trị bệnh
+ Co giật do động kinh: là co giật mạn tính, phải điều trị vài năm nếu không còn cơn co giật nữa mới được xem là ổn định.
+ Co giật do sốt cao: khi đã được hạ sốt đúng cách và an toàn thì cơn co giật sẽ hết. Nếu không còn sốt cao nữa thì cơn co giật cũng không tái diễn.
3. Biện pháp cần làm đối với cha mẹ
Khi đã biết được vì sao sốt cao có thể gây co giật cho con mình thì cha mẹ nên nhớ cách xử trí nếu chẳng may trẻ bị hội chứng này. Theo đó, cha mẹ cần chú ý đến những điều sau:
- Không tìm cách cố gắng ghìm hay giữ chặt trẻ khi có cơn co giật.
- Để các vật dụng có thể làm tổn thương trẻ ra thật xa.
- Không được đặt bất cứ thứ gì vào trong miệng trẻ.
- Không cho trẻ dùng một loại thuốc nào hết.
- Không cho trẻ vào bồn tắm để hạ nhiệt cơ thể.
- Liên hệ với bác sĩ ngay khi bắt đầu thấy dấu hiệu co giật ở trẻ.
Cha mẹ nên gọi cấp cứu ngay khi:
- Sau 10 phút không thấy cơn co giật dừng lại.
- Trẻ bị khó thở.
- Trẻ không có phản ứng bình thường hoặc bị mơ màng sau khi có cơn co giật.
- Trẻ bị mất nước hoặc bị nôn không kiểm soát.
Trong số trẻ bị co giật do sốt cao chỉ có khoảng ⅓ trẻ sẽ tiếp tục có cơn sốt khác. Hầu hết trẻ em bị sốt cao co giật sẽ không cần phải làm xét nghiệm nào hết. Nếu thấy cần phải tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị sốt cao, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp.
Mặc dù đa phần các trường hợp sốt cao co giật ở trẻ không tái phát nhưng không có nghĩa là nó không nguy hiểm. Thêm vào đó, không phải cha mẹ nào cũng biết vì sao sốt cao có thể gây co giật cho con mình. Vì thế, tìm tới sự trợ giúp y tế luôn là cần thiết trong tình huống này.
Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ đáng tin của cha mẹ trong những thời điểm như vậy. Vì thế, nếu thấy con có bất kỳ dấu hiệu nào và muốn xác định vì sao con bị co giật, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ nhanh chóng và chính xác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!