Tin tức
Cha mẹ cần chú ý những gì khi cho con tiêm vắc xin sởi?
- 08/07/2021 | Chuyên gia chia sẻ cách phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ
- 08/09/2021 | Hậu sởi là gì và làm gì để ngăn ngừa biến chứng hậu sởi?
- 03/11/2021 | Hướng dẫn mẹ cách phân biệt sốt phát ban và sởi
- 19/07/2021 | Góc giải đáp: Bệnh sởi bị 1 lần rồi có thể bị lại nữa không?
- 23/06/2021 | Bệnh sởi lây qua đường nào và cách phòng bệnh sởi hiệu quả
1. Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Sởi rất dễ lây lan và chủ yếu lây qua đường hô hấp. Khi tiếp xúc gần với bệnh nhân và dịch tiết của người bệnh khi ho, hắt hơi,… thì bạn có nguy cơ lây bệnh rất cao.
Bệnh sởi có thể gây biến chứng nguy hiểm
Ở một số trường hợp, bệnh sởi có thể tiến triển nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm, nhất là những đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh sởi:
-
Những biến chứng phổ biến:
+ Biến chứng đường tiêu hóa: Có thể kể đến như viêm niêm mạc miệng, viêm ruột,
+ Biến chứng về Tai mũi họng và mắt: Chẳng hạn như viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai, viêm loét giác mạc,…
+ Biến chứng ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch: Bệnh nhân có thể mắc thêm một số bệnh khác như lao, ho gà, bạch hầu,…
-
Một số biến chứng nặng:
Một số biến chứng nghiêm trọng mà trẻ em bị sởi có thể gặp phải là viêm thanh quản, viêm phế quản hay viêm phổi. Trong đó, tình trạng viêm phổi rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Bên cạnh đó, một số trường hợp trẻ bị sởi có thể gặp biến chứng viêm não dẫn đến co giật, điếc hay thiểu năng trí tuệ, thậm chí cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu không may mắc phải bệnh sởi, trẻ có nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Do đó, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng cần phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh.
-
Biến chứng lâu dài
Không chỉ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, bệnh sởi còn có thể gây ra biến chứng lâu dài. Một số trường hợp có thể gần như đã khỏi bệnh hoàn toàn nhưng khoảng 7 đến 10 năm sau có thể phát triển bệnh viêm màng não bán cấp. Đây là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương và rất dễ gây tử vong. Tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm gặp.
2. Bệnh sởi gây ra những triệu chứng như thế nào?
Bất cứ những ai chưa có miễn dịch với bệnh sởi, nghĩa là chưa từng bị bệnh sởi hoặc chưa từng tiêm vắc xin sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Khi nhiễm virus sởi, khoảng 7 đến 14 ngày sau, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như sau:
- Bệnh nhân bị ho, sốt cao, sổ mũi, có hiện tượng viêm kết mạc bao gồm đỏ mắt hoặc chảy nước mắt,…
Trẻ có thể sốt cao khi bị sởi
- Sau khi những triệu chứng trên khởi phát được 2 đến 3 ngày, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những đốm trắng nhỏ ở trong miệng.
- 3 đến 5 ngày sau khi các triệu chứng khởi phát, bệnh nhân bắt đầu có hiện tượng phát ban. Những nốt ban thường có màu đỏ, phẳng mịn, không giống như những nốt phỏng nước. Lúc đầu những nốt ban này xuất hiện ở mặt, chân tóc, sau đó lan rộng xuống cổ, thân và cánh tay, rồi đến chân và lòng bàn chân.
- Khi mắc bệnh sởi, hệ miễn dịch của người bệnh, đặc biệt là trẻ em bị suy giảm nhanh và nếu không biết cách chăm sóc và xử trí rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
3. Các loại vắc xin sởi hiện nay và một số lưu ý khi tiêm phòng
3.1. Các loại vắc xin sởi hiện nay
Hiện nay, 2 loại vắc xin sởi phổ biến nhất là vắc xin sởi đơn MVVAC và vắc xin sởi phối hợp. Cụ thể là:
- Vắc xin sởi đơn MVVAC: Để có được đủ lượng kháng thể, trẻ cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ đạt 9 tháng tuổi và mũi thứ 2 được tiêm vào thời điểm trẻ đủ 18 tháng tuổi.
Trẻ cần tiêm đủ vắc xin sởi đơn mới đảm bảo đủ kháng thể miễn dịch
- Vắc xin sởi kết hợp: Đây là loại vắc xin có thể giúp trẻ phòng ngừa bệnh sởi và bệnh rubella với hiệu quả lên đến 95%. Loại vắc xin kết hợp này vừa mang lại hiệu quả phòng bệnh cao mà còn giúp giảm mũi tiêm cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, hiệu quả của vắc xin còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như tình trạng sức khỏe của trẻ, thời điểm tiêm hay khả năng miễn dịch của từng trẻ.
Đối với loại vắc xin kết hợp sởi và rubella, trẻ chỉ cần tiêm trong thời điểm từ 1 đến 14 tuổi. Nhưng mẹ nên đưa trẻ đi tiêm sớm để tạo miễn dịch sớm và hiệu quả.
Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella giúp trẻ phòng ngừa 3 loại bệnh bao gồm sởi, quai bị và rubella
- Bên cạnh 2 loại vắc xin sởi phổ biến đã được nhắc đến ở phía trên, loại loại vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella còn có thể giúp trẻ phòng ngừa 3 loại bệnh bao gồm sởi, quai bị và rubella. Đối với loại vắc xin này, trẻ cần tiêm mũi 1 vào thời điểm từ 12 đến 15 tháng tuổi và mũi thứ 2 khi trẻ đạt từ 4 đến 6 tuổi.
3.2. Một số lưu ý khi tiêm chủng
Một số trường hợp sau nên hoãn tiêm chủng: Trẻ sốt cao hoặc thân nhiệt quá thấp, trẻ đang mắc bệnh nhiễm trùng hay một số bệnh cấp tính, trẻ đang có hệ miễn dịch kém, trẻ bị thiếu máu hoặc đang mắc một số bệnh về máu,…
Sau tiêm phòng vắc xin sởi, mẹ cần theo dõi và chăm sóc con đúng cách. Một số trẻ có thể gặp một vài phản ứng tại chỗ không nghiêm trọng bao gồm: Sốt nhẹ sau tiêm, sưng và đau tại vị trí tiêm, có thể phát ban sau tiêm, buồn nôn, tiêu chảy, viêm tuyến mang tai,…
Tuy nhiên, đa số những triệu chứng này thường chỉ ở mức độ nhẹ và sẽ hết sau khoảng 1 đến 2 ngày. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp xảy ra một số biến chứng nghiêm trọng hơn. Mẹ cần đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ xử trí kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế mà bạn có thể lựa chọn để tiêm vắc xin sởi cho con. Trước khi tiêm, các bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết cho bạn để lựa chọn gói tiêm chủng phù hợp nhất. Bạn có thể liên hệ với Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!