Tin tức

Chấn thương chóp xoay: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Ngày 07/04/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Chấn thương chóp xoay là tình trạng thường xảy ra với người lớn tuổi, vận động viên thể thao hay những người thường xuyên lao động nặng,… Khi xảy ra chấn thương, người bệnh cần điều trị sớm với phương pháp phù hợp để khắc phục tình trạng và hạn chế biến chứng.

1. Nguyên nhân và triệu chứng khi bị chấn thương chóp xoay

Chóp xoay là nhóm cơ gân ở khớp vai giữ nhiệm vụ giữ khớp vai đúng chỗ và hỗ trợ chỏm xương cánh tay quay quanh ổ chảo. Nhờ có chóp xoay mà bạn dễ dàng thực hiện động tác xoay cánh tay dễ dàng. Những chấn thương chóp xoay thường gặp là viêm gân, rách, đứt hoặc chèn ép chóp xoay. 

Nguyên nhân 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến là: 

  • Do vận động quá mạnh, nhấc vật nặng từ vị trí thấp qua khỏi đầu, đưa tay ra phía sau đột ngột với lực mạnh hoặc té ngã,… 
  • Thực hiện một hành động lặp đi lặp lại quá nhiều lần.
  • Những người lớn tuổi, gân ở vùng chóp xoay bị thoái hóa, mài mòn dần theo thời gian khiến khớp vai hoạt động kém linh hoạt và xảy ra chấn thương.
  • Những người thường xuyên chơi thể thao như tennis, bóng chuyền, bắn cung, bơi lội, người làm công việc bốc vác, bệnh nhân bị viêm đa khớp, tiểu đường hay béo phì,… là nhóm đối tượng có nguy cơ cao xảy ra tình trạng chóp xoay bị tổn thương. 

Viêm gân, rạch hoặc chèn ép chóp xoay là những chấn thương thường gặp

Viêm gân, rạch hoặc chèn ép chóp xoay là những chấn thương thường gặp

Triệu chứng 

Khi chóp xoay bị chấn thương, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng sau: 

  • Đau nhức bên vai bị chấn thương, cơn đau có thể lan rộng sang vùng cổ và cánh tay. 
  • Nếu sờ, nén, dang rộng, gập vai, giơ tay lên cao hơn đầu hoặc nằm nghiêng về phía vùng vai bị chấn thương, cơn đau sẽ nhiều hơn. 
  • Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy theo mức độ tổn thương. 
  • Có thể nghe thấy tiếng khớp lục cục khi cử động cánh tay. 
  • Khó vận động cánh tay hoặc không thể nhấc, mang các vật nặng. 

Tình trạng kéo dài có thể khiến các nhóm cơ tổn thương, yếu dần hoặc teo lại. Ngoài ra, cơn đau có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày hoặc mất ngủ thường xuyên. Do đó, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm.

Chóp xoay bị chấn thương sẽ gây ra những cơn đau vùng vai

Chóp xoay bị chấn thương sẽ gây ra những cơn đau vùng vai

2. Chẩn đoán và điều trị chấn thương chóp xoay

Dựa vào triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số kiểm tra để xác định tình trạng, mức độ chấn thương để từ đó lên phương án điều trị thích hợp. 

Chẩn đoán 

Các phương pháp chẩn đoán xác định tình trạng chóp xoay bị chấn thương thường được chỉ định là: 

  • Chụp X - quang để xác định những vùng bị tổn thương và kiểm tra tình trạng thoái hóa khớp. 
  • Siêu âm để đánh giá tình trạng các cơ khớp vai và cấu trúc gân. 
  • Chụp cộng hưởng là phương pháp giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan khớp vai. Đặc biệt, chụp MRI sẽ thu được kết quả chính xác và rõ ràng nhất về tình trạng chấn thương ở chóp xoay. 
  • Nội soi được tiến hành với cả những trường hợp chẩn đoán và theo dõi điều trị chấn thương vùng khớp vai. 

Điều trị 

Có 2 phương án điều trị phổ biến được áp dụng hiện nay khi chóp xoay bị chấn thương là sử dụng thuốc và phẫu thuật. 

  • Sử dụng thuốc: Áp dụng với những trường hợp nhẹ. Bác sẽ có thể kê toa thuốc giảm đau, chống viêm không steroid. Bên cạnh đó, người bệnh cần thiết tiến hành vật lý trị liệu để nhanh chóng khắc phục tình trạng. 
  • Phẫu thuật: Các chấn thương nghiêm trọng chẳng hạn như rách chóp xoay hoàn toàn thì cần phải tiến hành phẫu thuật để khâu lại gân. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được tập vật lý trị liệu kết hợp và hạn chế vận động từ 3 - 6 tháng để khớp vai trở lại bình thường.

Hiện nay, khâu nội soi được nhiều đơn vị áp dụng để điều trị những trường hợp chóp xoay bị chấn thương nặng nhờ khả năng phục hồi nhanh và giảm tiểu tổn thương đến những cơ xung quanh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đòi hỏi trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng như sự hỗ trợ từ các trang thiết bị y tế hiện đại. Do đó, bạn cần tìm kiếm địa chỉ uy tín để đảm bảo hiệu quả như mong muốn. 

Người bệnh cần kết hợp tập vật lý trị liệu để chóp xoay nhanh chóng hồi phục

Người bệnh cần kết hợp tập vật lý trị liệu để chóp xoay nhanh chóng hồi phục

3. Làm thế nào để hạn chế chấn thương chóp xoay? 

 Khi chóp xoay xảy ra chấn thương, người bệnh sẽ bị hạn chế khả năng vận động cũng như ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương chóp xoay, bạn cần lưu ý: 

  • Hạn chế mang vác, xách đồ quá nặng, đặc biệt là người lớn tuổi.
  • Tránh những hoạt động quá sức hoặc thực hiện một cách đột ngột.
  • Đối với những người thường xuyên chơi thể thao cần chú ý tập luyện vừa sức, khởi động đúng tư thế. 
  • Thường xuyên luyện tập các bài thể dục cơ vai để tăng độ dẻo dai, hạn chế nguy cơ chấn thương. 
  • Nếu thấy xuất hiện các cơn đau vùng vai bất thường thì cần đi khám càng sớm càng tốt. 
  • Trường hợp được chẩn đoán tổn thương chóp xoay, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liệu trình điều trị, chế độ chăm sóc và luyện tập để đảm bảo khả năng phục hồi nhanh chóng, không tự ý thay đổi liều lượng, thời gian sử dụng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. 
  • Bạn cần chú ý, tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống hay áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị không chính thống nào để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Chấn thương chóp xoay để lâu có thể dẫn đến teo cơ, yếu cánh tay hoặc thậm chí là bị liệt. Do đó, việc thăm khám và điều trị ngay khi chấn thương xảy ra sẽ giúp tăng khả năng phục hồi, hạn chế biến chứng cho bệnh nhân. 

Hiện nay, có nhiều cơ sở y tế thăm khám và điều trị các chấn thương ở vùng vai, tuy nhiên, bạn cần sáng suốt, lựa chọn đơn vị uy tín để đảm bảo kết quả điều trị tốt, giúp khớp vai nhanh chóng trở lại bình thường.

Khách hàng thăm khám và điều trị bệnh lý cơ <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/can-benh-dau-nhuc-xuong-khop-o-nguoi-cao-tuoi-s68-n19513'  title ='xương khớp'>xương khớp</a> tại MEDLATEC

Khách hàng thăm khám và điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại MEDLATEC

Nếu bạn đang cần tìm địa chỉ uy tín để thăm khám, điều trị hoặc giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề cơ xương khớp, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC thống qua tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.