Tin tức
Chảy máu mũi thường xuyên có phải ung thư không? Biện pháp xử trí và chẩn đoán đúng?
- 21/10/2021 | Giải đáp: chảy máu mũi thường xuyên dấu hiệu bệnh gì?
- 31/08/2023 | Sốt chảy máu mũi: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý
- 01/09/2023 | Bầu bị chảy máu mũi là do nguyên nhân gì và nên xử trí ra sao?
1. Chảy máu mũi thường xuyên có phải ung thư không, nguyên nhân do đâu?
Chảy máu mũi là hiện tượng máu chảy ra từ khoang mũi do các mạch máu nhỏ trong niêm mạc mũi bị tổn thương hoặc vỡ ra. Hiện tượng này có thể là do nhiều nguyên nhân như:
1.1. Tác động bên ngoài
- Các tổn thương như va đập vào vùng mũi hoặc dùng tay lấy gỉ mũi quá mạnh có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong niêm mạc mũi, dẫn đến chảy máu mũi.
- Không khí khô hanh
Trong mùa lạnh, không khí khô hanh dễ khiến cho niêm mạc mũi bị khô và nứt, gây ra hiện tượng chảy máu mũi.
- Ô nhiễm môi trường
Môi trường làm việc ô nhiễm, bụi bẩn và khói bụi cũng có thể gây kích ứng cho niêm mạc mũi, dẫn đến chảy máu mũi.
- Căng thẳng tinh thần
Căng thẳng tinh thần trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn, làm tăng áp lực lên các mạch máu nhỏ trong mũi từ đó gây nên hiện tượng chảy máu mũi.
- Dị vật
Có dị vật trong mũi là trường hợp thường gặp ở trẻ em. Dị vật bị nhét trong hốc mũi để lâu dẫn đến viêm loét hoại tử, bệnh thường biểu hiện viêm mũi không đáp ứng với điều trị nội khoa, mùi dịch mũi hôi tanh đôi khi lẫn máu, thường bị ở một bên mũi.
Khói bụi và không khí khô hanh có thể gây chảy máu mũi
1.2. Bệnh lý bên trong cơ thể
- Viêm niêm mạc mũi
Các bệnh viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp trên có thể gây ra viêm niêm mạc mũi và làm chảy máu mũi.
- Viêm xoang mũi
Bệnh lý này khiến cho các mạch máu trong niêm mạc xoang bị tổn thương từ đó gây nên hiện tượng chảy máu mũi.
- Rối loạn đông máu
Người mắc bệnh hemophilia hoặc đang dùng thuốc chống đông có thể gặp tác dụng phụ của thuốc khiến máu không đông nhanh như bình thường nên bị chảy máu mũi kéo dài.
- Bệnh lý tim mạch
Huyết áp cao làm tăng áp lực đột ngột, khiến cho các mạch máu trong niêm mạc mũi bị vỡ và chảy máu ồ ạt. Ngoài ra, nguyên nhân dị dạng mạch máu tuy ít gặp hơn nhưng cũng gây chảy máu mũi do bị vỡ mạch máu trong mũi xoang.
- ung thư
Nhóm ung thư vùng mũi xoang như ung thư vòm, ung thư hốc mũi, ung thư sàng hàm, u mao mạch,... thường gặp ở người lớn tuổi và có yếu tố nguy cơ cao như hút thuốc lá trong thời gian dài, tiếp xúc với hóa chất độc hại thường xuyên,... Bệnh nhân ung thư xoang mũi thường chảy máu mũi liên tục, kèm nghẹt mũi, chảy dịch hôi ở mũi, đau nhức vùng mặt,...
2. Tránh nhầm lẫn chảy máu mũi do ung thư với chảy máu mũi do các nguyên nhân khác
Hầu hết các trường hợp chảy máu mũi không xuất phát từ tế bào ác tính. Để tránh nhầm lẫn giữa chảy máu mũi do ung thư và các nguyên nhân khác, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Tần suất và lượng máu chảy: Trường hợp ung thư thường đi kèm với chảy máu kéo dài và không ngừng, trong khi các trường hợp khác thường chỉ là những cơn chảy máu ngắn hạn và tự ngừng.
- Các triệu chứng kèm theo: Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như đau nhức vùng mặt, sưng tấy, sốt, nổi hạch cổ, hạch dưới hàm hoặc giảm cân đột ngột thì có thể cảnh báo nguy cơ ung thư.
Chảy máu mũi kèm đau nhức kéo dài có thể cảnh báo vấn đề về sức khỏe
3. Phương pháp xử trí khi chảy máu mũi thường xuyên
3.1. Can thiệp tại nhà
Với những trường hợp chảy máu mũi mức độ nhẹ, để cải thiện tại nhà, tránh viêm nhiễm, người bệnh cần:
- Giữ vệ sinh và dưỡng ẩm niêm mạc bằng nước dung dịch muối sinh lý 0.9% và sử dụng máy tạo độ ẩm cho phòng để ngăn ngừa tình trạng khô và kích ứng mũi.
- Không đưa tay vào trong lấy gỉ mũi, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và đảm bảo ngủ đủ giấc.
- Duy trì chế độ ăn uống giàu vitamin C và K để cải thiện hệ thống mạch máu.
3.2. Can thiệp y khoa
Khi gặp phải tình trạng sau, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và đánh giá đúng:
- Chảy máu mũi kéo dài, không rõ nguyên nhân.
- Đau đầu, ù tai, giảm thị lực.
- Có khối u hoặc sưng vùng mũi, cổ.
- Sút cân nhanh, mệt mỏi, sốt kéo dài.
Bằng cách này, người bệnh sẽ được bác sĩ hỏi về tiền sử bệnh lý, thăm khám trực tiếp vùng mũi và chỉ định một số kiểm tra cần thiết để xác định nguyên nhân như:
- Xét nghiệm công thức máu: Xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu để chẩn đoán thiếu máu, nhiễm trùng hoặc rối loạn đông máu.
- Xét nghiệm chức năng đông máu: Đánh giá khả năng đông máu của cơ thể.
- Xét nghiệm sinh hóa máu: Kiểm tra chức năng gan, thận và các chỉ số viêm liên quan.
- Nội soi mũi: Đối với những trường hợp nghi ngờ có khối u hoặc các bất thường bên trong mũi, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi mũi để quan sát tình trạng niêm mạc mũi, phát hiện viêm, vết loét hoặc polyp mũi, dị tật bất thường,...
- Chụp CT-Scanner mũi - xoang: Phát hiện những bất thường sâu bên trong cấu trúc mũi và xoang.
- Chụp MRI vùng đầu - cổ: Được chỉ định nếu nghi ngờ có khối u, giúp bác sĩ đánh giá kích thước, mức độ lan rộng của khối u trong mũi hoặc vòm họng.
- Sinh thiết: Nếu phát hiện tổn thương nghi ngờ trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ lấy mẫu sinh thiết để xác định bản chất của mô bất thường.
- Xét nghiệm dấu ấn ung thư: Nếu nghi ngờ liên quan đến ung thư, bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm các dấu ấn ung thư để tìm virus Epstein-Barr - liên quan đến ung thư vòm họng, CEA - tăng chỉ số CEA có thể liên quan đến một số loại ung thư vùng đầu cổ.
Khách hàng nội soi mũi khi khám tổng quát tại MEDLATEC
Phần lớn các trường hợp chảy máu mũi xuất phát từ những nguyên nhân thông thường như chấn thương, viêm nhiễm niêm mạc, rối loạn đông máu,... Thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp người bệnh tránh được những lo lắng không đáng có và biết cách điều trị tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mình.
Quý khách hàng đang gặp dấu hiệu bất thường ở mũi có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được thăm khám, chẩn đoán và định hướng điều trị hiệu quả.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
