Tin tức
Chỉ số ABI bao nhiêu là bình thường? Giải thích chi tiết từ bác sĩ
- 14/04/2025 | Tăng huyết áp khẩn cấp: Dấu hiệu nhận biết và hướng dẫn xử trí
- 28/04/2025 | Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp kéo dài, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu ngay khi khám
- 06/05/2025 | Cảnh báo nguy cơ nhồi máu não từ tình trạng tăng huyết áp
- 06/05/2025 | Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc huyết áp Exforge 5/80mg
- 12/05/2025 | Tăng huyết áp cấp cứu: Nhận biết dấu hiệu và cách xử trí hiệu quả
- 13/05/2025 | Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát và phác đồ điều trị bệnh
1. Tìm hiểu về chỉ số ABI
Chỉ số ABI (Ankle-Brachial Index), hay chỉ số đo giữa cổ chân và cánh tay, được tính dựa trên tỷ lệ huyết áp đo ở cổ chân so với huyết áp đo ở cánh tay. Thông qua ABI, bác sĩ có thể đánh giá lưu lượng máu đến chi dưới, từ đó phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên (PAD), tình trạng do tắc nghẽn mạch máu thường gặp ở người lớn tuổi, người hút thuốc hoặc mắc bệnh lý tim mạch, tiểu đường.
ABI được tính theo công thức:
- ABI= Huyết áp cổ chân/ Huyết áp cánh tay
Nếu mạch máu đến chân bị hẹp, huyết áp cổ chân sẽ thấp hơn bình thường, từ đó làm giảm ABI.
2. Các đo chỉ số ABI
Để đo chính xác ABI, không thể dùng máy đo huyết áp điện tử thông thường. Thay vào đó, phương pháp đo cần sử dụng:
- Máy đo huyết áp với cuff (băng đo áp lực).
- Máy Doppler siêu âm cầm tay để dò âm thanh dòng máu tại các động mạch.
Vị trí đo cụ thể như sau:
- Ở cánh tay: đo huyết áp tại động mạch cánh tay (brachial artery), chọn bên có huyết áp cao hơn.
- Ở cổ chân: đo huyết áp tại hai vị trí chính gồm: Động mạch mu chân (dorsalis pedis) và động mạch chày sau (posterior tibial).
Kết quả huyết áp cổ chân sẽ được lấy chỉ số cao nhất giữa hai động mạch này (ở mỗi chân) để tính ABI.
Phương pháp đo cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có thiết bị và nhân viên y tế được huấn luyện, nhằm đảm bảo kết quả chính xác, đặc biệt với những người có nguy cơ mắc bệnh mạch máu.
3. Chỉ số ABI bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số ABI nằm trong khoảng 1,0 - 1,3 là bình thường, cho thấy lưu thông máu tốt và không có tắc nghẽn động mạch lớn.
Như đã đề cập trước đó, ABI cho phép phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên. Bên cạnh vai trò sàng lọc, chẩn đoán và định hướng điều trị bệnh, ABI còn cho phép xác định nguy cơ biến chứng tim mạch dựa vào các thông số đánh giá sau:
- ABI > 1,3: Có thể do mạch máu bị vôi hoá, cần kiểm tra thêm bằng các kỹ thuật chuyên sâu khác.
- ABI từ 1,0 đến 1,3: Đây là mức bình thường, cho thấy dòng máu lưu thông tốt đến chi dưới, không có dấu hiệu tắc nghẽn động mạch lớn.
- ABI trong khoảng 0,8 đến 0,9: Cho thấy bệnh động mạch ngoại biên ở mức nhẹ. Người bệnh cần được theo dõi định kỳ và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu để ngăn bệnh tiến triển.
- ABI từ 0,5 đến 0,8: Chỉ số này cảnh báo bệnh động mạch ngoại biên mức độ trung bình. Người bệnh nên đến khám chuyên khoa mạch máu để được đánh giá chi tiết và lên phác đồ điều trị phù hợp.
- ABI dưới 0,5: Đây là mức cảnh báo nguy hiểm bệnh động mạch ngoại biên ở thể nặng, lưu thông máu đến chân giảm nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ loét, hoại tử và thậm chí phải cắt cụt chi nếu không điều trị kịp thời.
Chỉ số ABI nằm trong khoảng 1,0 - 1,3 là bình thường, cho thấy lưu thông máu tốt và không có tắc nghẽn mạch lớn
4. Khi nào cần đo ABI?
Bạn nên đo ABI nếu thuộc các nhóm đối tượng sau:
Nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh mạch máu
Nhóm đối tượng này bao gồm:
- Người trên 55 tuổi, đặc biệt nếu hút thuốc lá hoặc có tiền sử bệnh tim mạch.
- Bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì, ít vận động, xơ vữa động mạch.
- Người bị bệnh thận mạn tính.
Người trên 55 tuổi, đặc biệt sau 70 tuổi nên thực hiện đo chỉ số ABI định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường
Có triệu chứng nghi ngờ bệnh động mạch ngoại biên
Ngoài các yếu tố nguy cơ nêu trên, việc đo ABI cũng rất cần thiết nếu bạn đang gặp phải một số triệu chứng nghi ngờ liên quan đến bệnh động mạch ngoại biên như:
- Đau bắp chân khi đi bộ, giảm khi nghỉ.
- Cảm giác lạnh chân, tê bì hoặc chân yếu khi vận động.
- Vết thương ở chân lâu lành, da khô, móng chân dày bất thường.
Đo ABI là một xét nghiệm không xâm lấn, không gây đau khi và có thể thực hiện nhanh chóng tại các cơ sở y tế có thiết bị đo Doppler chuyên dụng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chống chỉ động đo ABI, bao gồm:
- Người có tình trạng đau vùng cẳng chân, bàn chân dữ dội: Đo ABI có thể gây áp lực lên chân và làm gia tăng đáng kể cơn đau.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Đo ABI trong những trường hợp này có thể gây vỡ hoặc thuyên tắc huyết khối.
- Mạch vôi hoá, cứng, không thể ép được (tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường hoặc bệnh thận mạn), khi đo ABI có thể làm sai lệch kết quả và kết quả ABI > 1,3 trong trường hợp này thường không đáng tin cậy.
5. Chỉ số ABI bất thường có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có. ABI thấp là dấu hiệu cảnh báo lưu lượng máu đến chân giảm. Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, như:
- Đau cách hồi: Là triệu chứng sớm thường gặp khi ABI thấp. Người bệnh cảm thấy đau, mỏi hoặc chuột rút ở bắp chân, đùi hoặc mông khi đi bộ và giảm khi nghỉ ngơi.
- Thiếu máu chi dưới mạn tính: Lưu lượng máu đến chân giảm, lâu ngày sẽ khiến da chân lạnh, tím tái, móng dễ gãy, lông chân thưa. Ngoài ra, da chân có thể khô, mỏng và dễ bị tổn thương.
- Loét chân khó lành: Chân dễ xuất hiện vết loét vết trầy xước nhỏ nhưng lâu lành do không đủ máu nuôi dưỡng mô. Lâu ngày, vết loét có thể lan rộng và nhiễm trùng, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường.
- Hoạt tử mô, cắt cụt chi: Trường hợp nghiêm trọng, mô ở bàn chân hoặc các ngón chân không được cung cấp đủ oxy sẽ dẫn đến hoại tử. Nếu không can thiệp kịp thời, người bệnh có thể phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ chi dưới.
- Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ: Người có chỉ số ABI thấp thường có xơ vữa động mạch toàn thân. Do đó, nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não tăng cao gấp nhiều lần so với người có chỉ số ABI bình thường.
ABI bất thường có thể gây các cơn đau cách hồi
Như vậy, ABI thấp không chỉ là vấn đề của chân, mà là dấu hiệu cảnh báo toàn diện về hệ tuần hoàn và nguy cơ tim mạch tổng thể. Việc phát hiện sớm qua đo ABI có thể giúp người bệnh chủ động điều trị và phòng tránh biến chứng nguy hiểm.
Bài viết trên đây là tổng hợp thông tin về ý nghĩa, cách đọc và biến chứng có thể gặp nếu chỉ số ABI bất thường. ABI nằm trong khoảng 1,0 - 1,3 là bình thường, cho thấy lưu thông máu tốt và không có tắc nghẽn động mạch lớn. Đo ABI là một phương pháp đơn giản nhưng mang lại nhiều thông tin giá trị về sức khỏe mạch máu của bạn. Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ hoặc có triệu chứng nghi ngờ, hãy chủ động đến cơ sở y tế để kiểm tra ABI định kỳ. Phát hiện sớm sẽ giúp ngăn ngừa kịp thời những biến chứng nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe tim mạch và chất lượng cuộc sống của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan hoặc nhu cầu thăm khám sức khỏe, có thể liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
