Tin tức
Chỉ số HBsAg bao nhiêu là nguy hiểm? Cảnh báo bệnh gì?
- 21/04/2020 | Xét nghiệm HBsAg nói lên điều gì?
- 30/12/2022 | Sự cùng tồn tại HBsAg và anti-HBs ở bệnh nhân viêm gan B mạn: các cơ chế có thể, đặc điểm lâ...
- 31/12/2023 | Chỉ số HbsAg là gì? Những vấn đề cần lưu ý sau khi xét nghiệm HbsAg
- 01/02/2024 | Xét nghiệm hbsag là gì và hướng dẫn đọc chỉ số xét nghiệm này
- 30/11/2023 | HBsAg là xét nghiệm gì? Vai trò của xét nghiệm này ra sao?
1. Chỉ số HBsAg là gì?
HbsAg là kháng nguyên có ở bề mặt virus viêm gan B. Nếu xét nghiệm máu cho kết quả có sự tồn tại của HBsAg tức là đã nhiễm virus HBV. Kháng nguyên này thường có trong máu sau 1 - 8 tuần tính từ thời điểm tiếp xúc với virus gây bệnh.
Virus gây viêm gan B có 2 bộ phận: lõi trong và lớp vỏ bên ngoài. Lớp vỏ bên ngoài có chứa kháng nguyên của HBsAg. Lớp lõi trong chứa DNA của virus gây bệnh và các enzym được virus sử dụng trong quá trình sao chép.
Xét nghiệm HBsAg giúp xác định sự hiện diện của virus viêm gan B trong máu
Xét nghiệm HBsAg chỉ có ý nghĩa xác định một người có nhiễm viêm gan B chứ không có khả năng đánh giá hoạt động của virus gây bệnh bên trong cơ thể. Đại đa số trường hợp bị viêm gan B cấp tính xét nghiệm máu dương tính với HBsAg nhưng sau một thời gian thì chỉ số này lại âm tính. Số ít còn lại chuyển sang viêm gan B mạn tính, một số trường hợp có nguy cơ bị ung thư gan.
2. Chỉ số HBsAg bao nhiêu là nguy hiểm, báo hiệu bệnh gì?
2.1. Chỉ số HBsAg bao nhiêu thì nguy hiểm?
Kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính khi chỉ số này < 1.0 COI. Ngược lại, HBsAg dương tính khi >1.0 COI. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số HBsAg dương tính thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra thêm tình trạng viêm gan. Trường hợp virus viêm gan B đang hoạt động thì cần nhập viện điều trị.
2.2. Kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính cảnh báo bệnh gì?
Xét nghiệm HBsAg dương tính tức là trong huyết thanh của người được xét nghiệm đã có kháng nguyên của virus viêm gan B. Điều này đồng nghĩa với người bệnh đang hoặc đã bị nhiễm virus này.
Trung bình, virus viêm gan B có thể ủ bệnh trong khoảng 45 - 160 ngày. Những người có hệ miễn dịch tốt thì sau 4 - 6 tháng kháng nguyên này sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn. HBsAg dương tính cũng có thể viêm gan B mạn tính. Trong đó, có một số nhỏ bệnh nhân diễn tiến xơ gan hoặc ung thư gan.
Virus viêm gan B có thể tự biến mất mà không cần điều trị
3. Những lưu ý khi có kết quả xét nghiệm dương tính
Người bệnh không nên để sự quan tâm về vấn đề chỉ số HBsAg bao nhiêu là nguy hiểm trở thành tâm lý lo lắng. Vẫn có những trường hợp làm xét nghiệm HBsAg cho kết quả dương tính nhưng chưa hẳn đã mang bệnh. Nếu xét nghiệm dương tính thì những người thân trong gia đình cũng nên làm xét nghiệm này để kiểm tra khả năng mắc bệnh.
Trường hợp bà bầu viêm gan B thì trong vòng 12 giờ đầu tiên sau khi chào đời, trẻ cần được tiêm thuốc phòng bệnh. Trong thời gian chưa điều trị khỏi thì người mẹ không được cho con bú để tránh tình trạng trẻ lây nhiễm viêm gan B qua sữa mẹ.
Người thân sống cùng bệnh nhân không nên dùng chung vật dụng cá nhân với bệnh nhân viêm gan B. Ngoài ra, người bệnh cũng cần có trách nhiệm nói với bạn tình về bệnh của mình và chỉ quan hệ tình dục với biện pháp an toàn.
Như đã nói ở trên, HBsAg không đánh giá chính xác được cách thức virus hoạt động và mức độ ảnh hưởng mà chúng gây ra. Người bệnh cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để căn cứ chẩn đoán.
Xét nghiệm máu giúp người bệnh biết được chỉ số HBsAg bao nhiêu là nguy hiểm và thực trạng sức khỏe của mình
Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B thì bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần phối kết hợp các phương pháp tại nhà để lá gan thêm khỏe mạnh:
- Thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc, liều lượng và của bác sĩ chuyên khoa.
- Tuyệt đối không tự thay đổi liều lượng để tránh gây nhờn hoặc kháng thuốc khiến gan bị thương, khó hồi phục và kiểm soát nguy cơ lây nhiễm cho người bệnh.
Con đường lây nhiễm virus viêm gan B gồm: đường máu, đường tình dục và mẹ - con. Vì thế, việc xét nghiệm mọi thành viên trong gia đình khi một người bị nhiễm HPV là biện pháp phòng ngừa bệnh không nên bỏ qua.
Virus viêm gan B tấn công, gây tổn thương mạnh cho tế bào gan. Vì thế, người bệnh cần có những thay đổi trong dinh dưỡng và sinh hoạt để chức năng gan sớm được phục hồi:
- Giảm tiêu thụ các loại dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, tinh bột,...
- Cắt bỏ bia rượu, đồ uống chứa chất kích thích và cồn, đồ uống có gas. Nếu tiêu thụ quá nhiều hợp chất này trong các loại đồ ăn này vô hình chung sẽ tăng gánh nặng lên gan, gan phải hoạt động nhiều hơn để đào thải virus gây bệnh.
- Uống nhiều nước lọc, bổ sung vitamin và các loại rau củ để tăng cường đề kháng.
- Vận động thể dục đều, có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, yoga, đi bộ, thiền,...
- Nếu xét nghiệm HBsAg cho kết quả âm tính thì nên tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B.
Quan sát thông thường không thể nhận diện sự có mặt của virus viêm gan B. Vì thế, mỗi cá nhân cần xét nghiệm HBsAg sớm để giảm bớt thời gian điều trị, tránh được nguy cơ biến chứng. Đây cũng là cách giúp tế bào gan sớm được phục hồi để các tổn thương tại gan được chữa lành.
Hệ thống Y tế MEDLATEC với Trung tâm Xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, chứng nhận CAP, là địa chỉ uy tín về xét nghiệm HBsAg. Quý khách hàng muốn yên tâm về tính chính xác của kết quả xét nghiệm, được tư vấn chi tiết hướng chăm sóc sức khỏe, có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!