Tin tức

Chỉ số INR trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì?

Ngày 19/06/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Chỉ số INR trong xét nghiệm máu giúp đánh giá các bệnh lý bất thường về máu và kiểm tra rối loạn đông máu. Vậy xét nghiệm INR thường được chỉ định cho những đối tượng nào và các bước tiến hành ra sao? Mọi thông tin sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây.

1. Ý nghĩa của chỉ số INR trong xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là chỉ định thường quy thường được áp dụng khi bệnh nhân cần kiểm tra sức khỏe định kỳ hay cần chẩn đoán nguy cơ mắc phải một bệnh lý nào đó. Mỗi chỉ số thu thập được từ xét nghiệm máu sẽ mang một ý nghĩa khác nhau, trong đó chỉ số INR cũng chứa đựng rất nhiều thông tin phản ánh tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Chỉ số INR (International Normalized Ratio) có tác dụng đánh giá thời gian đông máu, tức là khả năng hình thành huyết khối của người bệnh. Xét nghiệm này thường được thực hiện đồng thời với xét nghiệm PTT (Partial Thromboplastin Time, một loại xét nghiệm đông máu từng phần) và xét nghiệm PT (Prothrombin Time - xét nghiệm test quá trình đông máu).

Chỉ số INR trong xét nghiệm máu giúp kiểm tra và đánh giá các bất thường về máu

Chỉ số INR trong xét nghiệm máu giúp kiểm tra và đánh giá các bất thường về máu

Xét nghiệm INR thường được chỉ định cho bệnh nhân đang mắc các bệnh về máu, nguy cơ rối loạn đông máu cao, tỷ lệ hình thành huyết khối cao do thay van tim nhân tạo, người đang phải dùng thuốc warfarin trong điều trị rung tâm nhĩ, bệnh nhân trước khi phẫu thuật,...

Mục đích của các xét nghiệm này đó là:

  • Hỗ trợ điều tra nguyên nhân gây ra các hiện tượng như có các vết bầm tím bất thường trên da hay chảy máu không rõ nguyên nhân;

  • Phát hiện tình trạng máu khó đông, rối loạn đông máu, nhất là ở những đối tượng trong gia đình có người thân cũng gặp phải những bệnh lý này;

  • Đánh giá hàm lượng vitamin K trong cơ thể và những thành phần gây đông máu khác;

  • Đánh giá tác động của thuốc warfarin - loại thuốc có thể gây rối loạn đông máu;

  • Kiểm tra chức năng hoạt động của gan;

  • Xét nghiệm thường quy trước các phẫu thuật.

2. Các bước tiến hành xét nghiệm INR

Xét nghiệm INR thường được thực hiện qua những bước sau:

Trước khi xét nghiệm: 

Bệnh nhân cần ngưng tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng.

Xét nghiệm máu mao mạch đầu ngón tay: 

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu từ đầu ngón tay bệnh nhân. Một thiết bị xét nghiệm cầm tay sẽ được sử dụng và cần đảm bảo các yếu tố như lượng máu, mẫu máu đều đạt yêu cầu để mang lại kết quả chính xác nhất. 

Bệnh nhân cũng có thể tự xét nghiệm tại nhà, nhất là những ai đang dùng warfarin thì có thể tìm mua bộ kit xét nghiệm tại nhà để kiểm tra chỉ số INR hàng ngày.

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Máy xét nghiệm INR (loại cầm tay Coagucheck XS);

  • Hộp đựng que test, kim bấm lấy máu, thẻ mã hóa que test;

  • Hộp đựng que test và que test phải phù hợp mã với nhau;

  • Cài que test vào máy.

Các bước thực hiện:

  • Bệnh nhân rửa sạch và cần được sát trùng đầu ngón tay trỏ. Nặn máu dồn về phía đầu của ngón tay này, lấy kim bấm chích nhẹ để máu chảy ra;

  • Bóp nhẹ đầu ngón tay đã chích máu để cho giọt máu chảy vào vạch nhận que test;

  • Chỉ sau khoảng 1 phút, chỉ số INR sẽ hiển thị kết quả trên màn hình máy test.

Bệnh nhân có thể test chỉ số INR tại nhà bằng thiết bị chuyên dụng

Bệnh nhân có thể test chỉ số INR tại nhà bằng thiết bị chuyên dụng

Lấy máu tĩnh mạch cánh tay:

Mẫu máu cần lấy là ở tĩnh mạch cánh tay với các bước thực hiện như sau:

  • Quấn garo quanh cánh tay gần vị trí lấy máu, sát trùng da cần đặt kim bằng cồn y tế;

  • Tháo băng garo khi đã lấy đủ lượng máu cần thiết;

  • Rút kim và đặt một miếng gạc vào vị trí đâm kim.

Tần suất kiểm tra INR:

Xét nghiệm INR được áp dụng đối với bệnh nhân đang dùng thuốc có thể gây ra phản ứng rối loạn đông máu hoặc làm loãng máu. Cụ thể tần suất xét nghiệm sẽ là:

  • Sau 36 - 60 giờ uống liều thuốc đầu tiên: mục đích của lần kiểm tra này đó là xem mức độ cơ thể bệnh nhân nhạy cảm như thế nào với thuốc;

  • 3 - 6 ngày sau lần kiểm tra đầu: đánh giá tác dụng chống đông máu của thuốc;

  • Những lần sau: test 2 - 4 ngày 1 lần để đánh giá độ ổn định của chỉ số INR.

Cách đọc chỉ số INR trong xét nghiệm máu:

Chỉ số INR trong xét nghiệm máu ở một người khỏe mạnh bình thường sẽ ở mức từ 1,5 - 2,5. Chỉ số này có thể dao động tùy theo sự tác động của các yếu tố bên ngoài nhưng vẫn sẽ ở trong mức cho phép. 

Đối với người mắc bệnh thì chỉ số INR sẽ thay đổi ngoài mức trên và các bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc sao cho phù hợp. 

3. Một số yếu tố cần lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm INR

Dưới đây là các yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm người bệnh cần lưu ý:

  • Đồ uống có cồn (bia, rượu) hoặc thuốc lá và các chất kích thích khác;

  • Chỉ số INR ở người dùng kháng sinh sẽ cao hơn người bình thường. Trong khi đó các loại thuốc như thuốc ngừa thai, thuốc an thần, vitamin K, hormon thay thế lại làm giảm chỉ số này. Do đó trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân nên ngừng sử dụng các thuốc này theo lời dặn của bác sĩ;

  • Các loại thực phẩm như trà xanh, gan lợn, thịt bò, đậu tương, bông cải xanh hay củ cải,... cũng đều có thể khiến kết quả xét nghiệm INR thay đổi.

Chỉ số INR trong xét nghiệm máu giúp tiết lộ nhiều thông tin quan trọng về sức khỏe 

Chỉ số INR trong xét nghiệm máu giúp tiết lộ nhiều thông tin quan trọng về sức khỏe 

4. Nên thực hiện xét nghiệm INR ở đâu?

Hiện nay có nhiều cơ sở y tế có đủ năng lực để thực hiện xét nghiệm INR. Mỗi đơn vị sẽ có quy định khác nhau về thời gian trả kết quả, chi phí thực hiện và chất lượng kết quả trả ra. Đặc biệt để thu được kết quả chính xác nhất thì đòi hỏi cơ sở y tế đó phải có đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao và được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm khám, xét nghiệm đã trở thành địa chỉ được hàng triệu khách hàng tin tưởng và lựa chọn. MEDLATEC quy tụ đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm, chuyên môn giỏi. Ngoài ra các Chuyên khoa của Bệnh viện đều được đầu tư đồng bộ các loại máy móc hiện đại, tiên tiến, cùng với đó là Trung tâm Xét nghiệm được cấp song hành 2 chứng chỉ quốc tế là CAP và ISO 15189:2012 công nhận chất lượng xét nghiệm, hỗ trợ cho quy trình chẩn đoán bệnh trở nên nhanh chóng và chính xác hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chỉ số INR trong xét nghiệm máu. Nếu bạn đang có nhu cầu được tư vấn về xét nghiệm INR hay bất kỳ dịch vụ xét nghiệm nào khác, hãy liên hệ ngay qua hotline 1900 56 56 56 để tổng đài viên của MEDLATEC tư vấn, giải đáp và hỗ trợ đặt lịch khám cùng bác sĩ của viện.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ