Tin tức

Chi tiết về giải phẫu xương cánh tay dưới góc nhìn y khoa

Ngày 13/03/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Xương cánh tay là một trong những xương quan trọng, có cấu trúc thẳng dài và giúp hỗ trợ cho vận động của bả vai cũng như những hoạt động khác (đưa tay về phía sau, phía trước, duỗi, gập và xoay tay,... Để cùng tìm hiểu thêm về giải phẫu xương cánh tay và các vấn đề có thể xảy ra ở vị trí này, mời bạn đọc tham khảo những thông tin trong bài viết sau của MEDLATEC.

1. Giải phẫu xương cánh tay 

Xương cánh tay khá dài, thuộc chi trên, xương cẳng tay nối từ vai xuống cẳng tay. Để hiểu sâu hơn về cấu tạo và chức năng của xương cánh tay thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu giải phẫu xương cánh tay một cách chi tiết nhất. 

Trong số các xương chi trên thì xương này có kích thước lớn nhất. Đầu trên của xương được liên kết với bả vai, còn phần đáy thì kết nối với hai xương cẳng tay bởi khớp khuỷu. Cấu trúc này sẽ giúp hỗ trợ cử động của vùng vai cũng như khuỷu tay trở nên linh hoạt. 

Cấu trúc xương cánh tay

Cấu trúc xương cánh tay

Xương cánh tay còn bao gồm khớp vai vô cùng linh hoạt, giúp vùng vai có thể thoải mái vận động với nhiều động tác khác nhau. Nhưng đây cũng là lý do gây ra chấn thương tại vị trí này do tác động lực và chuyển động không phù hợp.

Một thuật ngữ khác cũng được đề cập đến khá nhiều đó là cổ giải phẫu xương cánh tay (tên tiếng Anh: Anatomical neck). Nó nằm ở vị trí giữa phần đầu xương cánh tay, là khu vực dây chằng bao khớp vai bám vào và quy tụ các sụn tiếp hợp tăng trưởng. Đây đồng thời là bộ phận rất dễ bị tổn thương vì bề rộng lớn, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì.

2. Một số chấn thương và bệnh lý có thể gặp phải ở xương cánh tay

Là một trong những cấu trúc xương linh động nhất cơ thể, xương cánh tay vì vậy mà rất dễ gặp tổn thương hoặc gặp phải những vấn đề bệnh lý, cụ thể như sau:

  • Gãy xương cánh tay: là một trong những chấn thương phổ biến dễ gặp phải, xuất phát từ một số nguyên nhân như do tai nạn giao thông, té ngã, va chạm với bề mặt hoặc vật cứng,... Ngoài ra gãy xương cánh tay cũng có thể là do mắc phải các bệnh về nang xương, u xương, phần lớn gãy xương ở vị trí này đều có tính phức tạp, thậm chí là gãy xương hở. Gãy xương cánh tay sẽ khiến người bệnh có triệu chứng đau, sưng tấy, bầm tím ở vùng cánh tay, đồng thời thu hẹp phạm vi chuyển động ở vị trí này. 
  • Viêm quanh khớp vai: xuất phát từ tình trạng dày dịch khớp vai khiến khớp bị cứng, khó cử động làm cho bệnh nhân có cảm giác vô cùng đau đớn và khó chịu. Hiện tượng này có thể gây thoái hóa khớp, nghiêm trọng hơn là mất chức năng vận động ở vai nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
  • Viêm gân hay viêm bao hoạt dịch: xảy ra khá phổ biến khi người bệnh bị viêm hoặc kích ứng các sợi gân vùng cánh tay trên. Tình trạng này gặp nhiều ở người cao tuổi, người thường xuyên chơi các môn thể thao phải dùng nhiều sức mạnh ở cánh tay hoặc liên tục lặp lại các động tác ở vị trí này.
  • Thoái hóa khớp: theo thời gian, phần sụn bảo vệ vùng đầu các khớp bị bào mòn, mất tính linh hoạt. Vì vậy lão hóa là nguyên nhân phổ biến nhất khiến khớp bị thoái hóa và hạn chế khả năng cử động. 

Xương cánh tay được nối với vùng bả vai giúp hỗ trợ hoạt động của toàn bộ cánh tay

Xương cánh tay được nối với vùng bả vai giúp hỗ trợ hoạt động của toàn bộ cánh tay

Những vấn đề nêu trên thường được áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn, chẳng hạn như chườm đá, nghỉ ngơi hợp lý, dùng thuốc giảm đau (kê đơn hoặc không kê đơn), thuốc chống viêm, nâng cao cánh tay, vật lý trị liệu,... Phẫu thuật sẽ được chỉ định trong những trường hợp nghiêm trọng và không thể khắc phục bằng liệu pháp nội khoa,... 

3. Để có một cánh tay chắc khỏe, chúng ta nên làm gì? 

Để giảm thiểu hay hạn chế tối đa những nguy cơ có thể làm tổn thương cánh tay, mỗi người nên áp dụng các biện pháp giúp tăng cường sức mạnh cho phần xương này. Sau đây là một số biện pháp tập luyện và thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn bạn có thể tham khảo:

  • Khởi động thật kỹ, nhất là vùng cánh tay trước khi tập luyện thể dục thể thao.
  • Mang những phụ kiện bảo hộ như bao tay, bao khuỷu tay,... khi tham gia một bộ môn thể thao nào đó, đặc biệt là những môn vận động mạnh phải dùng nhiều tới sức mạnh cánh tay như võ thuật, tennis, cầu lông,...
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý.
  • Tránh uống rượu bia hoặc sử dụng đồ uống có cồn vì điều này sẽ dễ gây mất kiểm soát hành vi, dẫn đến nguy cơ té ngã hay tai nạn cao. Ngoài ra bia rượu còn cản trở quá trình lành xương của cơ thể.
  • Thực hiện các động tác cử động đúng tư thế, tránh nguy cơ chấn thương.
  • Không nâng đỡ vật nặng trong thời gian dài. Nếu cần thiết thì phải nâng đúng cách.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho một hệ xương khỏe mạnh: bao gồm những thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa chua, sữa, pho mai kết hợp với những món ăn dồi dào vitamin D để tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Vitamin D sẽ có trong các loại cá ngừ, cá hồi, cá trích nước cam, sữa và trong ánh nắng tự nhiên của mặt trời.
  • Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách giúp xương trở nên chắc khỏe và dẻo dai hơn. Theo đó, bạn có thể thử sức ở các bộ môn như đi bộ, bơi lội, đi xe đạp nhẹ nhàng nhưng trước tiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc lựa chọn môn thể thao phù hợp với thể chất và tình trạng xương của mình.

Vận động hợp lý sẽ giúp mang lại hệ xương chắc khỏe cho bạn

Vận động hợp lý sẽ giúp mang lại hệ xương chắc khỏe cho bạn

Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về giải phẫu xương cánh tay, mong rằng những chia sẻ của MEDLATEC hữu ích đối với bạn. Việc tìm hiểu về cấu tạo, chức năng của xương cánh tay sẽ giúp chúng ta phòng tránh được những vấn đề bệnh lý hay chấn thương có thể làm tổn thương cho cấu trúc xương này. 

Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng cảnh báo những bệnh lý ở xương cánh tay, hãy liên hệ đặt lịch khám ngay với các bác sĩ Chuyên khoa Cơ xương khớp của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.