Tin tức
Chức năng của tiểu cầu và 4 tình trạng cần cảnh giác
- 31/10/2022 | Hỏi đáp: Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
- 26/08/2022 | Giảm tiểu cầu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
- 23/06/2022 | Góc tư vấn: Chúng ta nên ăn gì để tăng tiểu cầu?
1. Chức năng của tiểu cầu
Trong cơ thể chúng ta, tiểu cầu cùng với bạch cầu và hồng cầu là 3 loại tế bào máu cơ bản. Loại tế bào máu này được sinh ra từ tủy xương, kích thước của nó rất nhỏ với đường kính xấp xỉ khoảng 2μm (dao động từ 1.2 - 2.3 μm), đường kính lớn nhất có thể lên đến 3μm. Đồng thời, số lượng bình thường vào khoảng từ 150.000 - 450.000/ml.
Tiểu cầu là tế bào máu sinh ra từ tủy xương và có đời sống ngắn
Về chức năng của tiểu cầu, loại tế bào máu này đóng một vai trò quan trọng trong sự đông máu và cầm máu, giúp ngăn ngừa cơ thể bị mất máu quá mức. Theo đó, trong trường hợp thành mạch bị tổn thương dẫn đến chảy máu, tiểu cầu sẽ ngưng tập tại vị trí tổn thương và che kín miệng vết thương giúp máu ngừng chảy.
Quá trình đó được diễn ra qua 3 giai đoạn cụ thể như sau:
- Kết dính: Tiểu cầu sẽ kết dính với lớp collagen lộ ra khi thành mạch bị tổn thương.
- Tiểu cầu được hoạt hóa: Sẽ có sự thay đổi trong hình dạng của các tiểu cầu, chúng phình to ra kèm theo giải phóng nhiều chất, có một lượng lớn là ADP, thromboxane A2.
- Sau đó, các tiểu cầu kết tập với nhau tạo nên những nút chặn ở chỗ bị tổn thương làm ngừng chảy máu. Nó chỉ có thể được thực hiện với các tổn thương nhỏ; còn với trường hợp thương tổn lớn hơn thì cần có sự hình thành cục máu đông.
Bên cạnh chức năng cầm máu, làm đông máu, loại tế bào máu này còn có tác dụng trong việc khiến thành mạch dẻo dai, mềm mại hơn.
Tiểu cầu có chức năng cầm máu, làm đông máu, làm thành mạch dẻo dai hơn
2. Sự bất thường của tiểu cầu gây ra điều gì?
Với các chức năng của tiểu cầu đã được nêu ra, có thể thấy rằng sự bất thường của tế bào máu này có những tác động và gây ra các tình trạng liên quan đến sức khỏe con người. Cụ thể, có thể gồm có những tình trạng bên dưới đây, đó là:
2.1. Giảm tiểu cầu
Giảm tiểu cầu là tình trạng mà trong đó tủy xương tạo ra quá ít các tế bào máu này hoặc số lượng của chúng bị phá hủy nhiều.
Khi số lượng tiểu cầu bị giảm đi, quá trình đông máu của cơ thể khó diễn ra một cách bình thường, làm chảy máu khó cầm, có thể làm xuất hiện hiện tượng xuất huyết như các nốt chấm, bầm tím trên da. Ngoài ra, cũng có khả năng gây ra hiện tượng chảy máu ở mũi, ở khớp, thậm chí là chảy máu ở não.
Giảm tiểu cầu có thể xuất phát từ các nguyên do ví dụ như cơ thể bị nhiễm virus, nhiễm trùng, một số bệnh lý, uống một số loại thuốc làm phá hủy tiểu cầu, hoặc có thể là do di truyền,...
Một số triệu chứng mà cơ thể gặp phải như hiện tượng chảy máu ở mũi
2.2. Tăng tiểu cầu tiên phát
Đây là một bệnh lý huyết học hiếm gặp và không rõ nguyên nhân. Triệu chứng của bệnh lý này thường là làm xuất hiện tình trạng tắc mạch ở bất cứ vị trí nào, có cả biểu hiện xuất huyết ở một số trường hợp, gây chảy máu chân răng, chảy máu cam,...
Tăng tiểu cầu tiên phát gây ra xuất huyết gây chảy máu chân răng
2.3. Tăng tiểu cầu thứ phát
Tình trạng này hay gặp hơn so với tăng tiểu cầu tiên phát. Các nguyên nhân làm tăng tiểu cầu thứ phát có thể là bởi nhiễm trùng hoặc viêm ở đâu đó. Do thiếu máu, mắc bệnh ung thư, cơ thể bị phản ứng khi dùng thuốc,... Số lượng tiểu cầu sẽ dần trở về bình thường khi đã xác định và giải quyết được nguyên nhân gây bệnh.
2.4. Rối loạn chức năng tiểu cầu
Đây là một hiện tượng có liên quan đến chất lượng tiểu cầu. Lúc này, loại tế bào máu này có số lượng bình thường, nhưng chúng lại hoạt động không giống như bình thường. Điều đó có thể làm xuất hiện những chấm huyết trên cơ thể như ở da, mũi, họng,... hoặc xảy ra hiện tượng khó cầm máu sau khi thực hiện phẫu thuật.
Theo các bác sĩ, xảy ra tình trạng này là do sự khiếm khuyết của tiểu cầu hoặc do người bệnh sử dụng một số loại thuốc dẫn đến như thuốc aspirin.
Trước các tình trạng sức khỏe liên quan đến tiểu cầu có thể xảy ra khi tế bào máu này có sự bất thường, chúng ta nên tránh làm các hoạt động có thể gây thương tích cho cơ thể, luôn duy trì thực hiện một lối sống lành mạnh cho bản thân, tập thể dục thường xuyên, đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học và cân đối các chất dinh dưỡng, không hút thuốc lá hay sử dụng uống rượu, bia,…
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về chức năng của tiểu cầu cũng như một số tình trạng sức khỏe có thể gặp phải khi tiểu cầu có sự bất thường. Tiểu cầu đóng một vai trò quan trọng trong máu, nên chúng ta cần có nhận thức và không được chủ quan trước các tình trạng sức khỏe liên quan đã được kể đến.
Trong trường hợp cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng như dễ bị bầm tím, vết thương chảy máu khó hoặc không cầm được, hay bị chảy máu mũi thường xuyên, nên đến bệnh viện, gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được thăm khám và thực hiện điều trị hiệu quả.
Quý khách có nhu cầu kiểm tra sức khỏe có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và điều trị bệnh lý nếu có. Để có thể tiết kiệm được thời gian của bản thân và thuận tiện hơn khi đến thăm khám trực tiếp, quý khách hãy liên hệ đến số hotline: 1900 56 56 56. Tổng đài viên của Bệnh viện sẽ hỗ trợ và hướng dẫn chi tiết cho quý khách cách thức đặt lịch khám một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!