Tin tức
Chứng ợ nóng ở trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị
- 08/07/2021 | Ợ nóng có nguyên nhân do đâu và cách giảm chứng ợ nóng tại nhà
- 23/05/2022 | Trẻ sơ sinh bị ợ nóng có phải là vấn đề đáng lo ngại không?
- 02/12/2021 | Hướng dẫn mẹ cách vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi sau khi bú
- 30/11/2023 | Bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi phải làm sao để nhanh hết?
1. Nguyên nhân gây
ra
chứng ở nóng ở trẻ em
Chứng ợ nóng ở trẻ em là một trong những biểu hiện của bệnh dạ dày - thực quản. Khi cơ thắt dưới thực quản bị co giãn quá mức sẽ mất khả năng kiểm soát hoạt động đóng - mở và sự co bóp của dạ dày. Lúc này, dịch acid trong dạ dày sẽ có thể trào ngược lên thực quản gây kích thích niêm mạc, dẫn đến tình trạng ợ nóng cũng như các triệu chứng khác.
Trào ngược dạ dày ở trẻ có thể do sinh lý hoặc bệnh lý.
● Trào ngược dạ dày sinh lý ở trẻ có thể gặp ở giai đoạn bé dưới 6 tháng tuổi khi hệ tiêu hoá phát triển chưa hoàn thiện hoặc mẹ cho bé bú sai tư thế khiến sữa trào ngược lên miệng.
● Trào ngược dạ dày bệnh lý ở trẻ thường xảy ra với trẻ trên 1 tuổi do dị tật thoát vị cơ hành, hở van tâm vị bẩm sinh, sa dạ dày,..
Ngoài ra, trẻ bị béo phì, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc chế độ dinh dưỡng không thích hợp cũng có thể là lý do dẫn đến dạ dày và xuất hiện triệu chứng ợ nóng.
Hầu hết các trường hợp trẻ xuất hiện chứng ợ nóng có liên quan đến hệ tiêu hoá
2. Triệu chứng và chẩn đoán chứng ợ nóng ở trẻ em
Tuỳ vào từng giai đoạn hay độ tuổi mà các biểu hiện của chứng ợ nóng ở trẻ có thể khác nhau. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không có những kiến thức nhất định thì sẽ rất khó nhận biết. Do đó, khi thấy bé có những biểu hiện bất thường thì cách tốt nhất là nên cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Thông qua các biểu hiện lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định một số kiểm tra chuyên sâu để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Triệu chứng
Các triệu chứng ợ nóng ở trẻ em thường không rõ ràng nên việc nhận biết đôi khi sẽ gặp bất lợi.
● Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bé không thể diễn đạt bằng lời nói nên việc phát hiện con bị ợ nóng hoàn toàn phụ thuộc vào quan sát của cha mẹ. Thông thường, bé sẽ gặp tình trạng nôn trớ xảy ra nhiều lần trong ngày nhưng hơi thở bình thường, không bị khò khè và tăng cân đều. Khi trẻ lớn hơn thì tình trạng sẽ thuyên giảm.
● Với những trẻ từ 1 - 12 tuổi, ợ nóng do trào ngược dạ dày có thể đi kèm với các biểu hiện như thở khò khè khi ngủ, thường xuyên khó chịu, quấy khóc, chậm tăng cân, lười bú, kém ăn, viêm họng, ho khan, nôn ói,…
● Trường hợp bé từ 13 tuổi trở lên thường có biểu hiện nóng rát ở ngực tương tự người trưởng thành.
Các biểu hiện của chứng ợ nóng ở trẻ do trào ngược dạ dày khác nhau tùy độ tuổi
Chẩn đoán
Thông qua triệu chứng và những kiểm tra lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định bé thực hiện một số kiểm tra bao gồm:
● Chụp X - quang hệ tiêu hoá trên với chất cản quang.
● Nội soi dạ dày, thực quản để kiểm tra đường tiêu hoá hoặc có lấy mẫu sinh thiết.
● Chụp rửa dạ dày để theo dõi sự chuyển động của thực ăn khi vào hệ tiêu hoá.
3. Phương pháp điều trị và cách chăm sóc khi trẻ bị chứng ợ nóng
Một số trường hợp chứng ợ nóng ở trẻ em có thể tự khỏi mà không cần đến các biện pháp can thiệp. Tuy nhiên, những trường hợp bé có các biểu hiện nghiêm trọng và kéo dài, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay.
Phương pháp điều trị
Hiện nay, việc sử dụng thuốc cho hiệu quả điều trị chứng ợ nóng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trước khi dùng, bé cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, cho chỉ định và hướng dẫn sử dụng với liều lượng thích hợp. Theo các chuyên gia khuyến cáo thì phương pháp điều trị ợ nóng bằng thuốc Tây y không nên sử dụng quá thường xuyên và ưu tiên.
Các loại thuốc được sử dụng phổ biến để giảm acid trong dạ dày, khắc phục tình trạng ợ nóng hiện nay là:
● Thuốc kháng histamin thế hệ 2.
● Thuốc ức chế bơm proton.
Cho trẻ đi khám khi có những biểu hiện nghi ngờ mắc chứng ợ nóng
Cách chăm sóc khi trẻ bị ợ nóng
Ngoài việc sử dụng thuốc, cách chăm sóc của các bậc phụ huynh cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bé sớm thoát khỏi tình trạng ợ nóng. Một số phương pháp mà cha mẹ có thể áp dụng bao gồm:
● Chia bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ gồm chính và phụ, không nên để bé ăn hoặc bú quá no trong một lần.
● Hình thành cho trẻ thói quen ăn đúng giờ và không ăn no trước khi ngủ từ 2 - 3 tiếng.
● Sau khi cho bé ăn xong thì nên giữ bé ở tư thế đứng khoảng 30 phút, tránh việc cho bé đi nằm hoặc vận động mạnh ngay khi vừa ăn xong.
● Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tính acid cao, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại trái cây có múi hoặc vị chua, socola,…
● Kê đầu giường cao khoảng 15 - 20cm khi bé nằm.
Chứng ợ nóng ở trẻ em không chỉ gây ra những vấn đề về sức khoẻ khiến bé khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của bé. Chính vì vậy, việc phát hiện và có biện pháp can thiệp điều trị sớm sẽ giúp cải thiện triệu chứng ợ nóng hiệu quả. Nếu các mẹ thấy em bé nhà mình có những biểu hiện nghi ngờ mắc chứng ợ nóng thì tốt nhất nên đưa trẻ đi khám ở các cơ sở y tế uy tín.
Nên giữ bé ở tư thế đứng khoảng 30 phút sau mỗi bữa ăn
Trường hợp mẹ chưa tìm được đơn vị y tế nào để khám sức khỏe cho con thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý. MEDLATEC có đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, tận tâm và thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ, cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm chuẩn quốc tế, mang đến kết quả thăm khám chính xác, vì thế mẹ sẽ thấy yên tâm hơn khi bé được chăm sóc, điều trị tại đây.
Để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa của MEDLATEC, các bậc phụ huynh vui lòng gọi đến hotline: 1900 565656 sẽ có nhân viên tư vấn và hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!