Tin tức
Chuột rút bắp chân xảy ra như thế nào và cách khắc phục
- 17/02/2021 | Cách chữa chuột rút tại nhà đơn giản nhưng ít người biết
- 17/02/2021 | 6 nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến chứng chuột rút
- 17/02/2021 | Chuột rút khi ngủ: nguyên nhân và cách giảm đau nhanh chóng
1. Chuột rút bắp chân xảy ra như thế nào?
Hiện tượng này gây ra các cơn đau, co thắt bắp chân, xảy ra rất đột ngột, kéo dài trong khoảng thời gian ngắn. Thường gặp tại vị trí bắp chân, sau hay trước đầu gối, có thể lan đến các cơ ở bàn chân.
Chuột rút bắp chân có biểu hiện rất rõ rệt mà người mắc có thể cảm nhận được hay thấy được bằng mắt thường. Lúc này cơ bắp chân sẽ không mềm chắc như bình thường mà chuyển thành một khối cứng nổi cộm dưới da. Hiện tượng có thể thường gặp vào ban đêm lúc chúng ta ngủ hay khi mới thức dậy. Nó gây cho người mắc những cơn đau, nhức khó chịu dẫn đến thức giấc, khó ngủ.
Chuột rút có thể diễn ra vào mọi thời điểm, mọi đối tối tượng
2. Nguyên nhân
Chuột rút bắp chân có rất nhiều nguyên nhân gây ra, và cho đến nay vẫn chưa xác định đâu là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân có thể gặp:
Cơ vùng bắp chân thiếu oxy
Khi cơ thể vận động, cơ của chúng ta sẽ cần đến nhiều Oxy hơn so với bình thường để tạo ra năng lượng. Vì thế, khi tập luyện thể thao với cường độ cao và nặng sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt oxy trong cơ. Nếu không được cung cấp đủ sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể nợ Oxy, Acid Pyruvic sẽ thay vì chuyển thành năng lượng, nước và CO2 khi ở điều kiện đủ oxy lúc này sẽ chuyển thành Acid Lactic và năng lượng. Trong điều kiện khi cơ có đủ Oxy thì Acid Lactic sẽ được phân hủy thành năng lượng, tuy nhiên nếu thiếu Oxy chất này sẽ tích tụ lại trong cơ gây đầu độc cơ.
Khi tập luyện môn thể thao với cường độ cao thì cơ sẽ tích tụ nhiều Acid Lactic dẫn đến cơ có tính acid tăng. Hiện tượng này sẽ làm xuất hiện cảm giác nóng rát, nhức mỏi, châm chích bên trong cơ. Tuy nhiên, nếu sau khoảng 3 phút Acid Lactic tích tụ lại nhiều hơn mức bình thường, khiến bạn mệt mỏi, khó khăn trong việc vận động trong một thời gian ngắn
Luyện tập thể thao quá mức có thể làm tăng nồng độ Acid Lactic trong cơ
Rối loạn điện giải bên trong cơ thể
Chúng ta vận động quá lâu trong điều kiện thời tiết bất lợi như nắng gắt, lạnh sẽ làm cho cơ thể mất nước và khoáng. Dẫn đến hiện tượng chuột rút xảy ra do lắng đọng Acid Lactic.
Bên cạnh đó khi sử dụng một số các loại thuốc như Prednisone, Statin hoặc thuốc lợi tiểu cũng sẽ gây rối loạn chất điện giải. Đây cũng có thể là một nguyên nhân gây nên chuột rút bắp chân. Ở một số trường hợp, người gặp phải hiện tượng chuột rút có thể bị thiếu hụt Canxi hay Kali.
Phụ nữ đang mang thai
Ngoài các nguyên nhân ở trên thì chuột rút cơ cũng có thể thường gặp ở mẹ bầu hoặc chị em đang trong kỳ kinh nguyệt. Vì trong quá trình mang thai, chân của mẹ bầu là nơi phải nâng đỡ cơ thể, đặc biệt lúc này khi mang thai khối lượng cơ thể lớn hơn so với bình thường. Nên nếu mẹ bầu ngồi ở một tư thế hay đứng ở quá lâu sẽ dễ dẫn đến chuột rút. Còn đối với người đang trong chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu mất đi nhiều nên gây ra đau bụng dưới dần sẽ lan đến vùng đùi và bắp chân gây nhức mỏi.
Khi mang thai trọng lượng cơ thể tăng cao tạo áp lực lên chân rất dễ xảy ra chuột rút
Giữ ở một tư thế quá lâu
Khi bạn giữ nguyên một tư thế nào đó bất kì trong các hoạt động nào quá lâu, sẽ khiến máu khó lưu thông đến các vùng đó dẫn đến cơ bắp bị thiếu Oxy và không được vận động. Lúc này các bó cơ sẽ bị kéo căng gây nên chuột rút.
Đối với chân khi bạn giữ nguyên tư thế ngồi quá lâu, lúc này máu không được lưu thông sẽ gây tê rần mà lại đột ngột chuyển động có thể dẫn đến chuột rút bắp chân. Vì thế những nhân viên công sở, bảo vệ, lễ tân,… những công việc bắt buộc phải ngồi lâu hay đứng quá lâu rất dễ gặp phải.
Rối loạn dẫn truyền xung động thần kinh
Trong quá trình vận động sẽ khiến cho nồng độ Acid Lactic tăng cao và lắng đọng bên trong cơ. Chất này sẽ gây nhiễu loạn sự dẫn truyền xung động thần kinh từ não xuống đến cơ bắp. Do đó kể cả khi bạn đang ngủ cơ bắp vẫn chịu sự kích thích thần kinh gây co thắt cơ.
Nếu các sợi thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép có thể dẫn đến những cơn co thắt ở bắp chân. Trường hợp này thường gặp ở những bệnh nhân bị hẹp hay bị dị dạng cột sống.
Một số bệnh lý ảnh hưởng
Các bệnh nhân bị đái tháo đường, bệnh liên quan đến tuyến giáp, viêm thận, suy thận, mỡ trong máu, xơ gan,… những căn bệnh đều có khả năng gây chuột rút bắp chân. Mỗi một lần chuột rút sẽ tạo nên những cơn đau, cơ co cứng có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Chân khó khăn hay không thể đi lại khi xảy ra chuột rút.
3. Các cách khắc phục
Để nhằm giảm bớt cơn đau và nhanh chóng loại bỏ các cơn co thắt khi chuột rút ở vùng bắp chân, bạn đọc có thể tham khảo một số cách dưới đây:
-
Massage luôn là một trong những cách vô cùng hiệu quả và đơn giản, giúp máu lưu thông tốt, làm giảm đi các cơn co thắt.
-
Kéo căng cơ chân, giãn cơ cũng có thể cải thiện được tình trạng chuột rút.
-
Uống đủ nước, nhất là khi vận động nhiều và cố gắng hít thở sâu để lấy được nhiều Oxy trong quá trình vận động.
-
Bổ sung các khoáng cần thiết cho cơ thể như Ca, Na, Mg, Ka,… thông qua rau xanh, trái cây trong bữa ăn.
-
Chườm nóng khi xuất hiện cơn chuột rút, vì khi chườm nóng sẽ làm cho các mạch máu tại vùng bị chuột rút giãn ra giúp máu lưu thông tốt hơn. Sau đó, chườm lạnh vào vị trí cơn đau sẽ nhanh chóng cắt đứt được cơn đau.
-
Khởi động thật kỹ và giãn cơ trước, sau khi tập luyện thể thao. Cố gắng thực hiện các động tác vươn duỗi cơ mỗi khi đi ngủ và thức dậy.
Massage làm tăng khả năng lưu thông máu trong mạch quản
Qua các thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở bài viết trên đã giúp bạn hiểu được phần nào về chuột rút bắp chân, và cách khắc phục được tình trạng này. Nếu còn nhiều thắc mắc cần được giải đáp, bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện MEDLATEC hay thông qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!