Tin tức

Chụp CT có gây ung thư không và lưu ý để phòng tránh rủi ro khi chụp

Ngày 25/07/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Văn Thụ
Kết quả chụp CT rất quan trọng, giúp bác sĩ phát hiện chính xác những bất thường đang xảy ra trong cơ thể người . Tuy nhiên, phương pháp này sử dụng năng lượng tia X nên nhiều người lo lắng về việc “chụp CT có gây ung thư không”. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào và cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi chụp CT?

1. Chụp CT là gì?

Trước khi đưa ra lời giải đáp “Chụp CT có gây ung thư không”, bạn cần hiểu cơ bản về phương pháp chẩn đoán hình ảnh này. 

Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến và đang được áp dụng tại rất nhiều phòng khám, bệnh viện còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính. 

Đây là kỹ thuật dùng tia X kết hợp với máy tính để tạo ra hình ảnh của mô, xương hay các bộ phận trong cơ thể theo lát cắt ngang. Kết quả hình ảnh từ phương pháp chụp CT được đánh giá là sắc nét hơn và cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn so với phim chụp X-quang.

Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến

Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến

Khi chụp CT, người bệnh sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn nằm đúng tư thế trên máy. Sau đó, bộ phận phát tia X sẽ xoay quanh người bệnh để tạo ra một hình ảnh lát mỏng của cơ thể và gửi hình ảnh đến máy tính. Chụp CT thường không gây đau và không mất nhiều thời gian.

2. Chụp CT có gây ung thư không?

Phương pháp chụp CT cần dùng tia X – một loại bức xạ. Trong khi đó, phóng xạ được đánh giá là một trong những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Do đó, nhiều người băn khoăn về vấn đề “Chụp CT có gây ung thư không” cũng là vấn đề dễ hiểu. 

Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi lần chụp CT, người bệnh chỉ tiếp xúc với một lượng tia X rất nhỏ (trong phạm vi cho phép) nên nguy cơ bị ung thư do nguyên nhân này là rất thấp. 

Nguy cơ ung thư do năng lượng tia X gây ra còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như độ tuổi, giới tính hay bộ phận nào được chụp.

Một số cơ quan như tuyến giáp, phổi, tủy xương,... thường nhạy cảm hơn với bức xạ so với các cơ quan khác. Trong trường hợp cần áp dụng chụp CT cho các bộ phận này, bác sĩ sẽ dùng liều thấp hơn để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. 

Người bệnh không cần lo lắng quá mức, các bác sĩ sẽ cân nhắc giữa nguy cơ rủi ro và lợi ích trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh để đưa ra chỉ định phù hợp với từng người bệnh.

Nếu bệnh nhân cần chụp CT nhiều lần, bác sĩ sẽ dùng lượng tia X tối thiểu để nhằm hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro cho người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thông báo lịch sử chụp CT của bản thân cho bác sĩ để được tư vấn chi tiết. 

3. Cần lưu ý gì khi chụp CT để đảm bảo an toàn?

Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất hữu ích để đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh và hỗ trợ bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị. Bác sĩ thường chỉ định liều bức xạ thấp nhất khi chụp CT để đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhất là với những trường hợp cần chụp CT nhiều lần. 

Kết quả chụp CT là dữ liệu quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và đánh giá hiệu quả của phác đồ trị bệnh

Kết quả chụp CT là dữ liệu quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và đánh giá hiệu quả của phác đồ trị bệnh 

Do đó, bạn không cần lo lắng quá và không nên tránh chụp CT khi bác sĩ đã chỉ định phương pháp này. Để hạn chế nguy cơ về sức khỏe, bạn cần lưu ý những điều sau: 

- Trao đổi với bác sĩ tất cả những lo lắng, băn khoăn của mình để được giải đáp và hướng dẫn chi tiết. 

- Người bệnh nên ghi lại thời gian chụp CT hay những lần thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác có dùng tia X (chẳng hạn về ngày chụp, liều lượng bức xạ đã áp dụng). Khi đi khám, bệnh nhân cần cung cấp những thông tin hữu ích này cho bác sĩ để các bác sĩ cân nhắc về việc có cần thiết phải lặp lại những hình thức chẩn đoán hình ảnh đã tiến hành trước đó hay không.

- Nếu bạn vẫn băn khoăn về những nguy cơ tiềm ẩn do chụp CT gây ra, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. Dựa vào sức khỏe của bệnh nhân cũng như nhu cầu chẩn đoán, bác sĩ có thể đưa ra phương án thay thế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.

4. Chụp CT ở đâu đảm bảo an toàn, chính xác?

Ngoài thắc mắc “chụp CT có gây ung thư không”, nhiều người còn quan tâm đến vấn đề “chụp CT ở đâu uy tín”. Hiện nay, nhiều phòng khám bệnh viện đã áp dụng kỹ thuật này trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ để hạn chế việc chụp CT tại những cơ sở kém chất lượng và nhận được những kết quả không chính xác, gây ảnh hưởng đến quá trình chẩn đoán và chữa trị bệnh. 

Nếu bạn đang băn khoăn và khó khăn trong việc lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy để chụp CT, Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể là một gợi ý hữu ích. 

MEDLATEC được trang bị nhiều loại máy CT khác nhau, từ 32 đến 128 dãy, có thể nhanh chóng phát hiện các bất thường của cơ thể và nhiều loại máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại khác. Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ/kỹ thuật viên của MEDLATEC không giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm mà luôn nhẹ nhàng, tận tâm với người bệnh. 

Khi lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ chụp CT an toàn, chất lượng. Hơn nữa, thời gian trả kết quả cũng rất nhanh chóng. 

Khách hàng được hướng chi tiết khi đến thăm khám tại MEDLATEC

Khách hàng được hướng chi tiết khi đến thăm khám tại MEDLATEC

Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề “chụp CT có gây ung thư không” hay các vấn đề liên quan đến phương pháp chẩn đoán hình ảnh này hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám sức khỏe, tầm soát các loại bệnh ung thư tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ trực tiếp tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn cho bạn.

Từ khoá: chụp ct ung thư

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ