Tin tức
Chuyên gia giải đáp: Lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?
- 01/01/2024 | Chỉ số đường huyết: những vấn đề cơ bản cần lưu tâm
- 10/09/2024 | Tụt đường huyết là gì? Cách xử trí và phòng ngừa
- 10/09/2024 | Hỏi đáp: Làm gì khi chỉ số đường huyết cao hơn bình thường?
1. Tìm hiểu đường huyết và chỉ số đường huyết
Để biết lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường, bạn cần nắm rõ đường huyết là gì và chỉ số đường huyết là gì.
Đường huyết là gì?
Đường huyết là nồng độ đường glucose trong máu. Loại đường này có trong thực phẩm mà chúng ta dung nạp mỗi ngày. Khi vào trong cơ thể, chúng được hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho các hoạt động, giúp chúng ta không cảm thấy mệt mỏi, suy nhược.
Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết là chỉ số của nồng độ đường glucose trong máu, đơn vị tính là mmol/l hoặc mg/dl. Chỉ số đường huyết biến đổi liên tục, thường tăng cao khi chúng ta ăn và hạ thấp khi vận động. Đặc biệt, nếu chỉ số đường huyết luôn trong tình trạng cao có thể cảnh báo bạn mắc bệnh tiểu đường và có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng.
Chỉ số đường huyết phản ánh tình trạng sức khỏe
2. Lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường phụ thuộc vào kết quả của các xét nghiệm. Hiện nay, có 3 phương pháp để xác định chỉ số đường huyết, đó là xét nghiệm đường huyết trước khi ăn, xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên và nghiệm pháp dung nạp Glucose:
Xét nghiệm đường huyết trước khi ăn
Đối với phương pháp xét nghiệm này thì người bệnh cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm, cụ thể là nhịn ăn qua đêm tối thiểu 8h, đến sáng hôm sau thì tiến hành đo đường huyết. Kết quả đường huyết đo được sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của người bệnh như sau.
- Đường huyết bình thường khi nồng độ đường huyết trước khi ăn < 100mg/dl (5.6 mmol/l).
- Chẩn đoán tiền đái tháo đường khi nồng độ đường huyết trước khi ăn từ 100 - 150mg/dl (5.6 - 6.9 mmol/l).
- Chẩn đoán tiểu đường nếu nồng độ đường huyết sau 2 lần xét nghiệm liên tiếp ≥ 126mg/dl (7 mmol/l).
Nhiều người không biết lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường
Nghiệm pháp dung nạp Glucose
Để thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống, bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ qua đêm và tiến hành xét nghiệm vào buổi sáng. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ được đưa ra khi chỉ số glucose huyết tương đạt hoặc vượt qua các tiêu chuẩn sau:
- Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L).
- Ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L).
- Ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L).
3. Các biện pháp giúp đường huyết ổn định
Kiểm soát và duy trì chỉ số đường huyết ổn định là rất quan trọng, nhất là với những bệnh nhân tiểu đường hay người mắc bệnh lý nền. Đó là lý do ngoài tìm hiểu lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường, nhiều người còn quan tâm đến các biện pháp giúp ổn định đường huyết. Bạn có thể áp dụng các biện pháp giúp ổn định đường huyết như sau:
Dùng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Hãy ưu tiên các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để tránh tăng đột biến đường huyết sau bữa ăn. Ví dụ, bánh mì nguyên cám, gạo lứt, các loại đậu, yến mạch và sữa chua không đường là những lựa chọn cần được ưu tiên đối với những người có đường huyết cao.
Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp giúp ngừa tăng đường huyết
Chú ý đến lượng tinh bột trong khẩu phần ăn
Một số người sợ chỉ số đường huyết tăng cao nên cắt tinh bột hoàn toàn ra khỏi khẩu phần ăn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tiêu thụ tinh bột một cách an toàn bằng cách kiểm soát liều lượng hợp lý. Hơn nữa, thay vì sử dụng các loại ngũ cốc đã qua chế biến, bạn nên chọn ngũ cốc nguyên hạt hoặc ngũ cốc nguyên cám. Các loại ngũ cốc này rất hiệu quả trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết.
Uống đủ nước
Uống đủ nước có thể giúp ổn định lượng đường trong máu bởi khi cơ thể được cung cấp đủ nước, thận sẽ hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giúp loại bỏ glucose thừa ra khỏi máu, ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết. Để duy trì chỉ số đường huyết ổn định, bạn nên chọn uống nước lọc hoặc các loại nước không có đường. Hãy tránh sử dụng nước ngọt và nước ép trái cây vì chúng có thể gây tăng đường huyết do hàm lượng đường cao.
Ngủ đủ giấc
Dễ dàng nhận thấy khi thức khuya bạn sẽ đói bụng và thèm ăn. Ăn uống lúc này không chỉ làm tăng đường huyết mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề về tiêu hóa. Vì vậy, ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng cần xây dựng cho mình thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc để tránh nguy cơ bị tiểu đường, tăng cân và rối loạn tiêu hóa.
Tập thể dục
Tập thể dục có thể làm giảm lượng đường trong máu một cách nhanh chóng, vì cơ thể sử dụng nhiều năng lượng trong quá trình vận động. Tuy nhiên, cần chú ý không tập luyện quá sức để tránh nguy cơ tụt đường huyết. Đối với những người mắc tiểu đường, việc tham khảo ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên về các bài tập và chế độ tập luyện phù hợp.
Tập thể dục vừa giảm căng thẳng, vừa đốt cháy calo, ổn định đường huyết
Tránh căng thẳng
Để quản lý và kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả, hãy tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng. Bạn có thể làm điều này bằng cách tạm dừng công việc, dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Hoặc bạn có thể tham gia vào các hoạt động như thiền, đi bộ, hay bơi lội,...
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn biết được lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường. Đặc biệt, nắm được những biện pháp giúp lượng đường huyết luôn được ổn định. Nếu bạn có nhu cầu làm xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thì có thể an tâm thực hiện tại các phòng khám, cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Ngoài ra, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm đường huyết tại nhà tiện lợi, khách hàng chỉ cần đặt lịch qua số tổng đài, sẽ có nhân viên y tế của MEDLATEC đến tận nơi để lấy mẫu.
Để đặt lịch thăm khám tại các cơ sở của MEDLATEC hoặc đặt lịch xét nghiệm đường huyết tại nhà, Quý khách hãy gọi đến đến hotline 1900 56 56 56, Tổng đài viên sẽ hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!