Tin tức

Insulin tiêm tĩnh mạch hay tiêm dưới da tốt hơn và lý giải từ chuyên gia

Ngày 07/05/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Tiêm insulin là một trong những giải pháp rất hiệu quả đối với người bệnh tiểu đường, giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết, cải thiện triệu chứng bệnh và nâng cao chất lượng sống. Vậy khi nào cần tiêm insulin và insulin tiêm tĩnh mạch hay tiêm dưới da tốt hơn?

1. Khi nào cần tiêm insulin?

Tác dụng của hormone insulin là giúp tế bào sử dụng đường để tạo ra năng lượng và kiểm soát đường máu hiệu quả. Người mắc bệnh tiểu đường type 1 là những trường hợp cơ thể không thể tạo ra insulin. Trong khi đó, người mắc bệnh tiểu đường type 2, cơ thể có thể không sản xuất đủ lượng insulin hoặc sử dụng loại hormone này không hiệu quả, từ đó, làm tăng lượng đường trong máu. 

Tùy từng trường hợp tiểu đường, bác sĩ sẽ chỉ định có cần tiêm insulin hay không

Tùy từng trường hợp tiểu đường, bác sĩ sẽ chỉ định có cần tiêm insulin hay không

Để ổn định lượng đường máu, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn, vận động thể chất, dùng thuốc và tiêm insulin. Người mắc bệnh tiểu đường type 1 sẽ được chỉ định tiêm insulin suốt đời. Người mắc tiểu đường type 2 thường được tiêm insulin trong những trường hợp sau: 

- Người bệnh bị nhiễm trùng. 

- Người bệnh có các bệnh lý cấp tính nặng khác. 

- Đường máu tăng cao và tăng ceton máu cấp nặng.

- Lượng đường máu mất cân bằng không kiểm soát được chỉ với thuốc viên. 

- Thai phụ: Các trường hợp bị tiểu đường type 1 hoặc type 2 khi mang thai cần bắt buộc phải tiêm insulin để có thể kiểm soát lượng đường máu trong thai kỳ một cách tốt nhất, từ đó đảm bảo sức khỏe của mẹ và tránh gây ra những nguy cơ rủi ro cho thai nhi. 

Đối với những trường hợp thai phụ bị tiểu đường thai kỳ (trước đó chưa từng bị tiểu đường), bác sĩ sẽ hướng dẫn về cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tập luyện trong vòng 1 đến 2 tuần. Nếu đường huyết trong máu vẫn chưa thể kiểm soát tốt, bác sĩ có thể chỉ định tiêm insulin.

Nhiều bệnh nhân lầm tưởng rằng, tiêm insulin là giải pháp điều trị bệnh cuối cùng và khi đã bắt đầu áp dụng thì cần phải tiêm insulin suốt đời. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân được điều trị hiệu quả, ổn định đường máu bằng phương pháp tiêm insulin. Nếu lượng đường máu đã ổn định và trở về mức bình thường, người bệnh có thể chuyển sang dùng thuốc và kết hợp với chế độ ăn uống tập luyện phù hợp để kiểm soát tiểu đường hiệu quả. 

2. Tiêm insulin có đau không?

Có nhiều phương pháp tiêm insulin khác nhau, trong đó bao gồm tiêm dưới da và insulin tiêm tĩnh mạch. Nhiều người bệnh sợ tiêm nên từ chối điều trị bằng cách tiêm insulin. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, tiêm insulin không gây đau đớn và phức tạp như nhiều người bệnh lầm tưởng. 

Tiêm insulin không quá đau như nhiều người lầm tưởng

Tiêm insulin không quá đau như nhiều người lầm tưởng 

Loại kim dùng để tiêm insulin không giống như kim tiêm lấy máu hay kim tiêm vắc xin, mà nó thường rất mỏng nên người bệnh sẽ không cảm thấy quá đau đớn, khi tiêm hầu như không đau. Sau khi được hướng dẫn, bệnh nhân có thể tiêm thuốc một cách dễ dàng và chính xác. 

3. Insulin tiêm tĩnh mạch hay tiêm dưới da tốt hơn?

Insulin tiêm tĩnh mạch thường được dùng trong trường hợp đường huyết của người bệnh tăng rất cao và cần phải giảm nhanh chóng để tránh gây nguy hiểm cho người bệnh. 

Phương pháp này cần được thực hiện tại các cơ sở y tế và thường được áp dụng với những bệnh nhân bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường hoặc gặp phải tình trạng tăng đường huyết tăng áp lực thẩm thấu máu. Nếu không được can thiệp xử trí kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng. 

Phương pháp truyền insulin qua đường tĩnh mạch cũng có thể được bác sĩ chỉ định trong phẫu thuật hay một số tình huống chăm sóc đặc biệt khác để nhanh chóng kiểm soát đường huyết cho người bệnh. 

Với thắc mắc Insulin tiêm tĩnh mạch hay tiêm dưới da tốt hơn, các chuyên gia giải đáp như sau: 

- Phương pháp tiêm insulin dưới da và truyền insulin qua đường tĩnh mạch khác nhau chủ yếu ở tốc độ tác dụng. Cụ thể: 

+ Insulin tiêm dưới da thường được hấp thụ chậm hơn. 

+Insulin được truyền qua đường tĩnh mạch được hấp thụ nhanh hơn. 

Không thể đánh giá phương pháp nào tốt hơn mà chỉ có thể nhận định phương pháp nào phù hợp hơn trong những trường hợp bệnh cụ thể. Insulin tiêm tĩnh mạch thường được lựa chọn trong những tình huống khẩn cấp, người bệnh cần được kiểm soát đường huyết nhanh chóng như các trường hợp nhiễm toan ceton do tiểu đường hay những bệnh nhân đang trong quá trình phẫu thuật. Trong khi đó, tiêm dưới da thường được áp dụng hàng ngày để duy trì đường huyết ổn định cho người bệnh. 

4. Lưu ý 

Ngoài việc tiêm insulin theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần điều chỉnh lối sống khoa học để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể: 

- Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và trái cây ít ngọt, hạn chế ăn những món ăn chiên xào, hạn chế ăn muối và các loại thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế ăn nội tạng động vật, mỡ động vật, các loại quả ngọt sấy khô, không uống rượu, bia,...

Người bệnh nên tập luyện để kiểm soát đường máu hiệu quả

Người bệnh nên tập luyện để kiểm soát đường máu hiệu quả

- Bệnh nhân nên tập thể dục mỗi ngày. Mỗi buổi tập nên kéo dài khoảng 30 phút. Nếu quá bận rộn, bạn có thể tập 5 ngày/tuần và nên tập bù vào cuối tuần. Bên cạnh đó, bạn không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi lâu hoặc đứng lâu, bạn nên đi lại, thư giãn khoảng vài phút sau mỗi giờ làm việc. 

- Xét nghiệm đường huyết thường xuyên cũng là vấn đề mà nhiều người bệnh cần quan tâm. Người bệnh nên thực hiện kiểm tra đường máu định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh và kịp thời xử trí bất thường, điều chỉnh thuốc và thói quen ăn uống cũng như chế độ tập luyện để kiểm soát bệnh, phòng ngừa nguy cơ biến chứng do tiểu đường gây ra. 

Người bệnh tiểu đường cần theo dõi đường huyết định kỳ

Người bệnh tiểu đường cần theo dõi đường huyết định kỳ

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ insulin tiêm tĩnh mạch hay tiêm dưới da tốt hơn và một số vấn đề người bệnh cần lưu ý. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC hay đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ trực tiếp.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ