Tin tức

Chuyên gia giải đáp: Tật viễn thị là gì? Có nguy hiểm không?

Ngày 05/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Viễn thị nằm trong nhóm các tật khúc xạ mắt phổ biến. Vì các dấu hiệu của viễn thị khá tương đồng với lão thị nên thường khiến nhiều người nhầm lẫn giữa hai tình trạng này. Vậy viễn thị là gì và có cách nào để khắc phục viễn thị? Hãy cùng tìm hiểu qua thông tin trong bài phân tích sau nhé!

1. Viễn thị là gì?

Viễn thị là khi một người không thể quan sát rõ các vật ở gần nhưng khả năng nhìn xa không bị ảnh hưởng. Vì vậy khả năng tập trung của người bị viễn thị sẽ bị ảnh hưởng khá lớn. Ở những bệnh nhân viễn thị nặng còn chỉ có thể nhìn thấy sự vật ở một khoảng cách rất xa, khi nhìn gần mắt khó điều tiết nên dễ bị nhìn mờ, nếu để lâu dễ tiến triển thành nhược thị.

Để nhìn rõ người bệnh phải đặt vật ra xa tầm mắt

Để nhìn rõ người bệnh phải đặt vật ra xa tầm mắt

Nguyên nhân dẫn tới viễn thị là do sự sai lệch ở khúc xạ mắt, cụ thể là trục trước và trục sau của giác mạc quá ngắn hay giác mạc bị dẹt quá mức bình thường. Sự bất thường này khiến hình ảnh không hội tụ được trên võng mạc mà hội tụ đằng sau võng mạc. Tật này có thể là do di truyền giữa các thành viên trong gia đình.

Dưới đây là 3 lý do chính khiến một người bị viễn thị:

  • Thói quen hay nhìn xa: nhìn xa thường xuyên khiến thủy tinh thể phải vận động đàn hồi quá mức. Trong thời gian dài sẽ làm giảm đi tính đàn hồi và khả năng điều tiết của thủy tinh thể;

  • Bẩm sinh bị ngắn trục nhãn cầu: nếu cha mẹ đều bị viễn thị thì khả năng cao con cũng bị viễn thị;

  • Lão hóa: tuổi tác càng cao sẽ dẫn tới sự mất đàn hồi của thủy tinh thể và là nguyên nhân gây viễn thị.

Dấu hiệu nhận biết tật viễn thị:

  • Mỏi mắt, nhìn xa dễ dàng hơn so với nhìn gần;

  • Đau thái dương, có cảm giác nặng ở trán, đôi khi bị nhức đầu;

  • Người bệnh để nhìn rõ các vật ở gần phải cố gắng điều tiết mắt dẫn tới sự co kéo lông mi, lông mày thậm chí là các cơ ở trán. Lâu dần tạo ra các nếp nhăn làm hình thành sắc thái của “bộ mặt viễn thị”;

  • Những đôi mắt viễn thị có chiều hướng xoay vào trong, có những trường hợp trông giống bị lác.

2. Điểm khác biệt giữa lão thị và viễn thị là gì?

Vì triệu chứng của lão thị và viễn thị khá tương đồng nhau nên lão thị và viễn thị dễ khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Trên thực tế lão thị là do sự suy giảm điều tiết mắt gây nên. Bệnh phát triển chủ yếu ở người cao tuổi tương tự như hiện tượng nếp nhăn và tóc bạc xảy ra khi chúng ta về già, trong khi đó viễn thị có thể gặp ở cả người trẻ. Lão thị khiến người bệnh suy giảm rõ rệt khả năng tập trung quan sát vật thể nên cần điều tiết mắt khi vật ở gần, nhưng khi đồ vật ở xa thì không cần điều tiết mắt như viễn thị.

Sự giống nhau giữa viễn thị và lão thị đó là nhìn gần thì khó nhưng lại rất dễ dàng trong việc nhìn xa. Cách điều trị hiệu quả là đều có thể đeo kính thuốc hoặc phẫu thuật.

3. Mức độ nguy hiểm của viễn thị khi không được điều trị  

Trong trường hợp để lâu không điều trị viễn thị thì sẽ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng lớn, cản trở các hoạt động học tập, làm việc, sinh hoạt hàng ngày. Do tầm nhìn bị hạn chế nên mắt luôn cảm thấy khó chịu dẫn tới mất cảm giác thú vị khi quan sát cảnh vật và thiếu đi sự an toàn khi di chuyển.

Nếu không điều trị viễn thị sẽ làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Nếu không điều trị viễn thị sẽ làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Đối với trẻ em, viễn thị tác động nghiêm trọng tới khả năng học tập. Do tình trạng này làm giảm độ tập trung của người bệnh nên khi cần học bài trẻ luôn phải căng mắt hay nheo mắt hết cỡ mới có thể nhìn được. Việc này rất dễ khiến trẻ nhức đầu và mỏi mắt, không điều trị sớm có nguy cơ bị nhược thị.

4. Có những phương pháp nào giúp cải thiện tật viễn thị?

Đeo kính thuốc sẽ giúp điều trị tật viễn thị vì kính có tác dụng thay đổi điểm hội tụ của hình ảnh trên giác mạc. Người bệnh có thể sử dụng kính gọng mắt hoặc kính áp tròng, không nhất thiết phải đeo thường xuyên mà có thể dùng khi làm việc hoặc muốn nhìn đồ vật ở khoảng cách gần.

Một số lưu ý khi người bệnh lựa chọn kính:

  • Nên chọn những loại tròng mà phi cầu có độ chiết suất cao, phủ lớp chống lóa và phản chiếu nhiều ánh sáng, nhất là đối với những người viễn thị nặng nên dùng loại tròng này vì chúng thường mỏng, gọn nhẹ hơn so với loại thông thường. Điều này không những giúp làm dịu mắt mà còn nâng cao tính thẩm mỹ khi sử dụng;

  • Trong trường hợp trẻ bị viễn thị thì nên chọn tròng kính được chế tác bằng chất liệu polycarbonate vì tính chất nhẹ và chịu được lực va đập tốt. Điểm đặc biệt của loại tròng này là tính quang học khi ra nắng sẽ chuyển thành màu thẫm, khá an toàn cho trẻ và người hoạt động nhiều ở ngoài trời.

Ngoài kính gọng người bị viễn thị cũng có thể lựa chọn kính áp tròng để đảm bảo tính thẩm mỹ

Ngoài kính gọng người bị viễn thị cũng có thể lựa chọn kính áp tròng để đảm bảo tính thẩm mỹ

Không chỉ lưu ý về vấn đề chọn lựa loại kính phù hợp, bệnh nhân viễn thị cần áp dụng chế độ luyện mắt để giảm độ viễn:

  • Trẻ viễn thị nên được khuyến khích vận dụng các hoạt động về thị giác như tô màu, vẽ tranh, tập các bài tập nhìn gần nhằm giúp thủy tinh thể tăng độ khúc xạ;

  • Nếu trẻ đã bị nhược thị thì thêm các hoạt động như tập nhìn bằng mắt bị nhược thị (bịt bên mắt lành lại), hay luyện tập trên loại máy kích thích hoàng điểm;

  • Nếu bị lác mắt cần điều trị và kiểm tra, theo dõi mắt định kỳ 6 tháng/lần để điều chỉnh độ kính cho phù hợp với tình trạng mắt hiện tại của bệnh nhân.

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn giải thích tật viễn thị là gì. Thông qua những thông tin MEDLATEC vừa cung cấp trên đây, hy vọng chúng hữu ích đối với bạn. Nếu bạn hoặc người thân đang bị viễn thị hay gặp phải bất cứ tình trạng bất thường nào khác về mắt, hãy đi khám ngay từ sớm để được điều trị kịp thời, giúp hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng về sau. Đồng thời nên đi khám tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế chất lượng, uy tín. 

Chuyên khoa Mắt - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn vì đây là nơi quy tụ nhiều bác sĩ dày dặn kinh nghiệm chuyên môn. Đồng thời Chuyên khoa còn được Bệnh viện đầu tư, trang bị cơ sở vật chất và máy móc hiện đại giúp phát hiện nhanh chóng các vấn đề về mắt mà bạn đang mắc phải.

Để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn, bạn hãy gọi ngay tới hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC. Tổng đài viên luôn túc trực 24/7 để hỗ trợ bạn.

Từ khoá: viễm thị

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.