Tin tức

Chuyên gia tư vấn cách kiểm soát chỉ số tiểu đường tuýp 2 hiệu quả

Ngày 13/04/2022
Bệnh tiểu đường hay còn được biết đến là đái tháo đường đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người do tính chất mạn tính và mức độ biến chứng nghiêm trọng mà căn bệnh này gây ra. Nắm rõ chỉ số tiểu đường tuýp 2 sẽ giúp bạn nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh, từ đó có thể điều chỉnh được chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và phương hướng điều trị sao cho hợp lý.

1. Đái tháo đường là gì? Những ai có nguy cơ mắc phải?

Khi insulin bị thiếu hụt do insulin hoạt động kém hiệu quả hoặc tuyến tụy ngừng tiết insulin sẽ không kiểm soát tốt được lượng đường trong máu, lâu ngày dẫn tới tiểu đường. Thời gian đầu bệnh không biểu hiện triệu chứng một cách rõ ràng nên người bệnh thường bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Tiểu đường nếu không điều trị từ sớm thì nguy cơ gặp phải biến chứng về tim, mắt, thận, hệ thần kinh là rất cao, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chỉ số tiểu đường tuýp 2 phản ánh nhiều điều về cơ thể của bạnChỉ số tiểu đường tuýp 2 phản ánh nhiều điều về cơ thể của bạn

Những người có nguy cơ cao dễ mắc tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

  • Tuổi từ 45 trở lên;

  • Huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg và/hoặc huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg;

  • Chỉ số cơ thể BMI từ 23 trở lên;

  • Đã từng bị tiền đái tháo đường, mắc hội chứng chuyển hóa;

  • Trong gia đình có người thân (bố mẹ, anh chị em ruột, con ruột) bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2;

  • Bệnh nhân bị rối loạn lipid máu: Triglyceride > 2,2 mmol/l và HDL-C < 0,9 mmol/l;

  • Phụ nữ từng có thai chết lưu, bị sảy thai tự nhiên nhiều lần, sinh con nặng trên 4kg, tiểu đường thai kỳ.

2. Cách đọc chỉ số tiểu đường tuýp 2

Chỉ số glucose như thế nào là bình thường?

Để xác định được một người có bị mắc bệnh tiểu đường hay không chúng ta cần dựa vào chỉ số glucose trong máu của người đó. Glucose (hay đường) đóng vai trò là nguồn năng lượng chính nuôi cơ thể, được phân tách và chuyển hóa từ những thức ăn mà chúng ta dung nạp hàng ngày.

Một người được cho rằng không mắc bệnh tiểu đường khi đáp ứng chỉ số glucose trong các khoảng sau:

  • Trước bữa ăn: từ 5 - 7,2 mmol/l (tức 90 - 130 mg/dl);

  • Sau ăn từ 1 - 2h: > 10 mmol/l (tức 180 mg/dl);

  • Trước khi đi ngủ: 6 - 8,3 mmol/l (tức 100 - 150 mg/l).

Chỉ số glucose của người bị mắc tiểu đường tuýp 2:

  • Glucose lúc đói (trong vòng 8 tiếng chưa ăn): > 7 mmol/l (126 mg/dl). Người bệnh nên thực hiện đo 2 lần liên tiếp để thu được kết quả có độ chính xác cao hơn vì đôi khi chỉ số này có thể dao động không đồng nhất. Nếu đo lại mà kết quả lần 2 < 6,1 mmol/l (110 mg/dl) thì nên lắng nghe tư vấn từ bác sĩ;

  • Trong trường hợp glucose lúc đói là từ 6,1 - 7 mmol/l (110 - 126 mg/dl) thì bệnh nhân đang ở giai đoạn bị rối loạn đường huyết khi đói hay còn gọi là tiền đái tháo đường. Có đến 40% bệnh nhân có chỉ số này bị mắc tiểu đường vào 4 - 5 năm sau đó. Do vậy nếu được chẩn đoán bị tiền đái tháo đường, bạn nên áp dụng một lộ trình điều trị thích hợp, tránh để tới khi bệnh trở nên nghiêm trọng thì mới bắt đầu điều trị vì rất kém hiệu quả và tốn thêm nhiều chi phí phát sinh.

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Người bệnh nếu bị rối loạn đường huyết khi đói hoặc bị tiểu đường thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy thiết lập cho mình một chế độ ăn cắt giảm tinh bột, duy trì mức cân nặng hợp lý, rèn luyện thể dục thể thao và sống vui vẻ lạc quan mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng của bệnh.

3. Làm thế nào để kiểm soát chỉ số tiểu đường tuýp 2?

Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh nhân cũng cần tự ý thức thay đổi lối sống lành mạnh hơn để chỉ số đường huyết luôn nằm trong ngưỡng an toàn.

3.1. Ăn uống có chọn lọc

Nhằm tránh việc đường huyết tăng vọt sau khi ăn, bạn nên ưu tiên những thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như rau xanh; các loại củ chứa hàm lượng tinh bột thấp hơn gạo trắng như khoai lang, gạo lứt, yến mạch, đậu nguyên vỏ, đạm thực vật; trái cây thuộc họ có múi và ít ngọt như cam, quýt, bưởi,...; chất béo tốt từ oliu, quả bơ,...

Tốt nhất bạn nên hạn chế ăn nhiều gạo trắng, cơm, miến, cháo, bún, bánh ngọt, khoai tây, bánh làm từ bột gạo, bột mì, nước uống có gas hay các loại trái cây ngọt như vải, nhãn, sầu riêng, mít,...

Người bị tiểu đường nên xây dựng cho mình một chế độ ăn khoa học

Người bị tiểu đường nên xây dựng cho mình một chế độ ăn khoa học

Cách ăn cũng chiếm vai trò quan trọng không kém trong việc kiểm soát chỉ số tiểu đường tuýp 2 luôn ở mức ổn định. Bạn nên bắt đầu bữa ăn với nước canh và các món rau trước. Bởi vì điều này có tác dụng giảm bớt cảm giác thèm ăn và chất xơ có trong rau sẽ giúp bạn no nhanh, no lâu, làm chậm quá trình hấp thu chất béo và chất đường từ các món ăn.

3.2. Thường xuyên tập thể dục

Việc vận động điều độ sẽ thúc đẩy việc tiêu hao đường tại các mô cơ, làm giảm hàm lượng đường trong máu và giảm kháng insulin. Hiện tượng kháng insulin có thể coi là nguyên nhân hàng đầu khiến cho chỉ số glucose tăng cao ngoài tầm kiểm soát.

3.3 Tạo thói quen ngủ đúng giờ giấc

Ngủ đủ giấc có tác dụng giúp thư giãn mạch máu, cơ thể trở nên sáng khoái hơn, qua đó hỗ trợ kiểm soát chỉ số tiểu đường tuýp 2 rất tốt. Bạn nên ngủ đủ 6 - 8 tiếng mỗi ngày, không nên thức quá khuya rồi ngủ bù vào ban ngày sẽ khiến cơ thể gặp rối loạn chuyển hóa, lượng đường trong cơ thể tăng cao gây mệt mỏi và uể oải hơn.

3.4. Bổ sung đầy đủ nước

Khi cơ thể bị thiếu nước thì hàm lượng đường cũng vì thế mà tăng cao. Nếu bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày sẽ làm tăng khả năng đào thải độc tố của cơ thể trong trường hợp bệnh nhân đang phải dùng thuốc trị tiểu đường dài ngày. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống trà hoa sen, hoa cúc, trà quế,... để bù nước, hỗ trợ ngủ ngon giấc hơn cũng như mang về nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Tóm lại, việc nhận biết chỉ số tiểu đường tuýp 2 sẽ giúp bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp và lành mạnh hơn, từ đó có thể kiểm soát tốt các triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng gây ra bởi bệnh tiểu đường.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn cung cấp các dịch vụ giúp sàng lọc tiểu đường và bệnh lý tim mạch. Đây là phương pháp giúp chúng ta có thể phát hiện sớm căn bệnh đái tháo đường, nhờ đó lựa chọn được phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời và nâng cao chất lượng sống. Ngoài ra, MEDLATEC vẫn đang triển khai dịch vụ xét nghiệm tại nhà, quý khách hàng có thể đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY hoặc đặt lịch lấy mẫu qua tổng đài.

Hãy liên hệ với MEDLATEC thông qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn về chỉ số tiểu đường tuýp 2 và đăng ký khám với bác sĩ chuyên khoa ngay hôm nay.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ