Tin tức
Cơ tim phì đại và 3 cách kiểm soát bệnh phổ biến
- 21/10/2024 | Người bị nhồi máu cơ tim sống được bao lâu - Bạn có biết!
- 21/10/2024 | Thiếu máu cơ tim sống được bao lâu? Điều trị như thế nào?
- 10/12/2024 | Đốt cồn vách liên thất điều trị cơ tim phì đại như thế nào?
- 25/04/2025 | Bệnh cơ tim chu sinh là gì? Có nguy hiểm không? Làm sao để phòng tránh?
1. Nguyên nhân gây bệnh cơ tim phì đại
Cơ tim phì đại là tình trạng rối loạn cơ tim, dẫn đến rối loạn nhịp tim. Những sợi cơ tim của người bệnh phát triển mạnh khiến thành tim dày lên. Tình trạng này xảy ra ở tâm thất trái có thể khiến tâm thất trái bị thu hẹp lại. Đây là nguyên nhân khiến tim không thể giãn ra giữa các nhịp đập. Điều này ảnh hưởng đến lượng máu mà tâm thất bơm ra động mạch. Đó cũng chính là lý do khiến bệnh nhân bị đau thắt ngực và dẫn đến đột tử.
Đau tim có thể là biểu hiện cơ tim phì đại
Cơ tim phì đại là một dạng bệnh lý di truyền trên nhiễm sắc thể thường. Bố mẹ mang gen bất thường có thể di truyền sang cho con. Khi mang gen bất thường này, thành tim của đứa trẻ có thể dày lên ở bất cứ độ tuổi nào và độ tuổi thường gặp nhất là tuổi dậy thì.
Bên cạnh đó, một số trường hợp mang gen bất thường nhưng không phát triển thành bệnh. Có thể nói rằng, nguy cơ hình thành bệnh và mức độ tiến triển của bệnh là điều mà không ai có thể đoán trước được. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị em ruột mang gen bệnh thì bạn nên tầm soát cơ tim phì đại sớm.
2. Triệu chứng nhận biết cơ tim phì đại
Cơ tim phì đại được các chuyên gia đánh giá là một bệnh lý nguy hiểm vì thường có những biểu hiện không rõ rệt. Người bệnh có thể không nhận ra những vấn đề bất thường trong cơ thể cho đến khi có biểu hiện nghiêm trọng gây đột tử.
Ở một số trường hợp, cơ tim phì đại có thể gây ra các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như đau ngực, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi và ngất xỉu,...
Bệnh cơ tim phì đại ở trẻ em có thể gây ra một số triệu chứng như sau:
- Thở nhanh, hơi thở ngắn, khó thở khi vận động hoặc ngay cả khi đi bộ. Một số trường hợp bị ngất khi tăng cường độ tập luyện.
- Đau ngực, chói mắt.
- Nhịp tim không ổn định.
Như vậy, chỉ thông qua triệu chứng sẽ rất khó nhận biết bệnh. Để chẩn đoán cơ tim phì đại, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp sau:
- Thăm khám lâm sàng để phát hiện những vấn đề bất thường, những âm thanh không bình thường khi tim hoạt động.
- Đo điện tâm đồ.
- Siêu âm tim.
- Chụp X-quang và thông tim.
- Xét nghiệm để phát hiện các đột biến gen gây bệnh.
3. Biến chứng của cơ tim tim phì đại
Bệnh cơ tim phì đại tiến triển trong một thời gian dài có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm như sau:
- Rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông, cuối cùng có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Thiếu máu cơ tim.
- Hở van hai lá: Cơ tim phì đại chính là nguyên nhân khiến máu lưu thông kém, cơ tim phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp máu tới các cơ quan trong cơ thể. Đây chính là lý do ảnh hưởng đến hoạt động của van tim và cuối cùng dẫn đến tình trạng hở van hai lá.
- Suy tim: Khi cơ tim ngày càng dày lên, hoạt động bơm máu sẽ kém hiệu quả và có thể dẫn đến tình trạng suy tim.
- Đột tử.
4. Phương pháp điều trị
Mục tiêu của các phương pháp điều trị cơ tim phì đại là khắc phục triệu chứng bệnh, ngăn ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng sống của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến:
4.1. Sử dụng thuốc điều trị
Những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân mắc cơ tim phì đại có thể kể đến như:
- Thuốc chẹn beta: Đây là loại thuốc có tác dụng giúp người bệnh bảo tồn cơ tim và duy trì nhịp tim ổn định.
Một số loại thuốc có thể khắc phục triệu chứng cơ tim phì đại
- Nhóm thuốc chẹn kênh canxi để tăng cường khả năng co bóp của tim.
- Thuốc chống rối loạn nhịp tim để giúp kiểm soát và duy trì nhịp tim luôn ổn định.
Người bệnh cần lưu ý, các loại thuốc này chỉ có tác dụng khi sử dụng đúng cách và đúng liều lượng, đồng thời cũng có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng nếu dùng sai cách. Do đó, người bệnh chỉ nên dùng thuốc đúng loại bác sĩ kê và tuân thủ theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn.
4.2. Điều chỉnh lối sống
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần điều chỉnh lối sống để cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể:
- Người bệnh có thể tập luyện nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia. Lưu ý, không nên vận động mạnh, không nên lựa chọn những môn thể thao có cường độ cao như bơi lội, bóng đá hay chạy bộ để tránh khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Thường xuyên tái khám để theo dõi tình trạng sức khỏe theo đúng hướng
dẫn của bác sĩ.
- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ điều trị.
4.3 Phẫu thuật
Những trường hợp đã áp dụng những phương pháp nêu trên nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hoặc một số biện pháp can thiệp như cắt lọc cơ tim hay dùng cồn đốt cơ tim.
Bệnh cơ tim phì đại rất khó nhận biết qua triệu chứng nhưng rất nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Bệnh di truyền do các đột biến gen, do đó, những đối tượng có nguy cơ cao nên thực hiện tầm soát bệnh từ sớm để phòng tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Người bệnh nên đi khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh
Hiện nay, Chuyên khoa Tim mạch của Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh lý về tim mạch. Để được đặt lịch khám sớm tại MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
