Tin tức
Người bị nhồi máu cơ tim sống được bao lâu - Bạn có biết!
- 10/05/2023 | Thang điểm TIMI và tiên lượng bệnh nhồi máu cơ tim cấp
- 31/05/2023 | Ý nghĩa xét nghiệm CK-MB đối với bệnh lý nhồi máu cơ tim
- 05/09/2024 | Đau đầu, chóng mặt tưởng “bệnh xoàng”, đi khám phát hiện mắc nhồi máu não đa ổ
1. Nhồi máu cơ tim là gì?
Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Lúc này, động mạch vành bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, máu không được vận chuyển đến cơ tim khiến cơ tim bị thiếu máu. Trong tình huống này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng đau tức ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi, tim đập nhanh, huyết áp tụt, mất nhận thức,… nghiêm trọng hơn là suy tim, ngất xỉu, hôn mê, tử vong.
Nhồi máu cơ tim đang ngày càng trở nên phổ biến, thường xảy ra ở người cao tuổi, người có bệnh lý nền (đái tháo đường, huyết áp,…), người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh (hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng chất kích thích, ít vận động thể chất, thường xuyên căng thẳng,…).
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi cơ tim bị giảm hoặc ngừng nhận máu đột ngột
2. Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu?
Với nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đe dọa trực tiếp tính mạng nên rất nhiều người quan tâm nhồi máu cơ tim sống được bao lâu. Theo đó, phát hiện càng trễ và cấp cứu càng muộn thì tỷ lệ sống của người bệnh càng thấp. Có đến 1/3 số người bệnh bị tử vong trước khi nhập viện, 1/2 ca tử vong khi vừa nhập viện.
Nghiên cứu thực hiện trên 21,180 bệnh nhân tại Iran trong vòng 6 năm đã chỉ ra rằng, sau khi được cấp cứu và điều trị, tỷ lệ sống trên 1 năm là 88%, sống trên 3 năm là 81%, sống trên 5 năm là 61,6% và sống trên 10 năm là 46,2%. Đặc biệt, số ca tử vong sớm ở nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới 45%.
3. Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh
Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Giới tính
Như đã nói ở trên, phụ nữ bị nhồi máu cơ tim có tỷ lệ tử vong sớm cao hơn nam giới. Đặc biệt, trong năm đầu tiên sau điều trị, số lượng bệnh nhân nữ tử vong có cách biệt lớn so với bệnh nhân nam.
Tỷ lệ tử vong sớm ở phụ nữ bị nhồi máu cơ tim cao hơn nam giới
Mức độ tổn thương cơ tim
Lượng máu đến cơ tim bị giảm hoặc ngừng đột ngột gây ra nhiều tổn thương như rối loạn nhịp tim, suy tim, sốc tim, ngừng tim. Tổn thương càng nhiều và nghiêm trọng thì tỷ lệ tử vong càng cao.
Thời gian cấp cứu
Đây cũng là yếu tố mang tính chất quyết định nhồi máu cơ tim sống được bao lâu. Trong 1 - 6 giờ đầu khởi phát, cơ tim bị thiếu máu và tổn thương ở mức độ nhẹ nên việc điều trị sẽ hiệu quả hơn, tỷ lệ sống cao hơn. Sau 6 - 12 giờ, đặc biệt là sau 12 giờ, cơ tim tổn thương nghiêm trọng, thậm chí đã hoại tử nên việc điều trị không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.
Tuổi tác
Có thể thấy các vấn đề về tim mạch, huyết áp rất dễ xảy ra ở người cao tuổi. Đối với nhồi máu cơ tim, có đến 85% trường hợp tử vong ở người bệnh từ 65 tuổi trở lên. Đó là lý do người già, người cao tuổi cần chú ý đến sức khỏe tim mạch, thăm khám định kỳ để phòng tránh, hạn chế tối đa các vấn đề và biến chứng tim mạch.
Tình trạng sức khỏe
Theo các bác sĩ Tim mạch, tiên lượng sống của người bị nhồi máu cơ tim sẽ thấp hơn nếu bệnh nhân đang mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, huyết áp, bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh trầm cảm. Hay người bệnh có tiền sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim tái phát cũng có thời gian sống ngắn hơn.
Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu tùy thuộc sức khỏe tổng thể người bệnh
4. Biện pháp tăng thời gian sống cho người bệnh
Sau khi nắm bắt được nhồi máu cơ tim sống được bao lâu, bạn hãy thực hiện các biện pháp dưới đây để gia tăng thời gian sống cho người bệnh.
Cấp cứu trong “khung giờ vàng”
“Khung giờ vàng” để cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim là trong 1 - 2 giờ khởi phát triệu chứng. Lúc này, cơ tim chưa tổn thương hoặc chỉ tổn thương nhẹ nên sẽ tránh được biến chứng và tử vong. Ngoài ra, trong 2 - 6 giờ khởi phát, nếu sức khỏe người bệnh tốt và cơ sở y tế đầy đủ trang thiết bị thì khả năng cứu sống người bệnh cũng sẽ cao.
Sau 6 - 12 giờ, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm do các tổn thương ở cơ tim không thể phục hồi, cơ tim đã hoại tử. Sau 12 giờ, tiên lượng sống của người bệnh cực thấp, rất “mong manh”.
Theo dõi, kiểm soát bệnh lý nền
Sau khi điều trị, nếu người bệnh có bệnh lý nền thì cần được theo dõi cẩn thận. Trong nhà nên trang bị máy đo huyết áp để kiểm tra huyết áp thường xuyên. Với bệnh lý đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, người bệnh cần tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ điều trị.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Trong thực đơn ăn uống, người bị nhồi máu cơ tim nên bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch như cá hồi, dầu ô liu, hạt hạnh nhân, quả óc chó, đậu đen, rau lá xanh, trái cây,… Đồng thời tránh tiêu thụ các thực phẩm nhiều muối, nhiều đường, nhiều dầu mỡ.
Cá hồi là “thực phẩm vàng” cho người mắc bệnh tim mạch
Sinh hoạt điều độ, lành mạnh
Để tránh nhồi máu cơ tim tái phát, người bệnh cần chủ động từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, thức khuya, căng thẳng, đồng thời, vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn những bài tập phù hợp.
Dùng thuốc và tái khám đúng lịch
Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng hướng dẫn, không tự ý tăng liều, giảm liều hay ngưng sử dụng. Bên cạnh đó, nên tái khám định kỳ đúng lịch trình để bác sĩ theo dõi, nắm bắt tình hình sức khỏe, từ đó có những chỉ định phù hợp.
Chúng ta đã cùng giải đáp nhồi máu cơ tim sống được bao lâu và nên làm gì để kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Để kiểm tra, điều trị và theo dõi sức khỏe tim mạch, bạn hãy đến Chuyên khoa Tim mạch của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Quý khách cũng dễ dàng đặt lịch khám trước qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!