Tin tức
Cùng tìm hiểu nguyên nhân tăng huyết áp và những biến chứng thường gặp
- 20/05/2021 | Bạn có biết: Vì sao ăn mặn lại tăng huyết áp?
- 20/04/2021 | Chế độ sinh hoạt cho người tăng huyết áp chuẩn khoa học
- 19/02/2021 | Tìm hiểu cụ thể nguyên nhân tăng huyết áp cùng chuyên gia
- 05/06/2021 | Nhớ nhanh dấu hiệu tăng huyết áp để tự bảo vệ mình
- 06/05/2021 | Tình trạng tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp) nguy hiểm như thế nào?
1. Tăng huyết áp là gì?
Huyết áp được hiểu là lực tác động của máu đối với các động mạch. Đơn vị đo huyết áp là mmHg. Huyết áp ở mức 120/80 mmHg được cho là bình thường.
+ Tăng huyết áp độ 1 là chỉ số huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên;
+ Tăng huyết áp độ 2 là chỉ số huyết áp từ 160/100 mmHg trở lên;
+ Tăng huyết áp độ 3 là chỉ số huyết áp từ 180/110 mmHg trở lên;
Đo huyết áp để xác định chính xác chỉ số huyết áp
Hiện nay, việc đo chỉ số huyết áp đã trở nên đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều. Người bệnh có thể theo dõi huyết áp tại nhà bằng cách sử dụng máy đo huyết áp. Tuy nhiên, để có được kết quả chính xác, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
- Khi đo huyết áp cần thực hiện đo liên tiếp 2 lần và mỗi lần cách nhau khoảng 1 phút đồng thời giữ nguyên tư thế đo.
- Mỗi ngày nên thực hiện đo huyết áp vào buổi sáng và buổi tối.
- Để kết quả đo được chính xác nhất, bạn cần đo huyết áp ít nhất 7 ngày liên tục.
Bên cạnh chỉ số đo, tình trạng tăng huyết áp cũng có thể được nhận biết qua một số dấu hiệu như đau đầu, đau ngực, cảm thấy khó thở,… Hoặc một số triệu chứng như nhìn mờ, đau ngực dữ dội, bệnh nhân bị liệt nửa người,… Phần lớn những bệnh nhân gặp phải những triệu chứng này thì tiên lượng thường không tốt.
2. Nguyên nhân tăng huyết áp là gì?
Hầu như những bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp đều không rõ nguyên nhân được gọi là tăng huyết áp vô căn và chỉ có rất ít (chiếm khoảng 10%) trường hợp bị tăng huyết áp được tìm ra nguyên nhân được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Dưới đây là những nguyên nhân tăng huyết áp cụ thể:
2.1. Tăng huyết áp nguyên phát hay tăng huyết áp vô căn
Đa số bệnh nhân mắc phải tình trạng tăng huyết áp không thể tìm ra được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Trong đó, rất nhiều trường hợp một số thành viên trong gia đình đều bị tăng huyết áp, đặc biệt những thành viên lớn tuổi có kèm theo bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng tăng huyết áp có thể kể đến như ăn quá nhiều muối, thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia thường xuyên, người ít vận động, người thừa cân, béo phì, người thường xuyên gặp áp lực trong công việc và cuộc sống.
2.2. Tăng huyết áp thứ phát
Đây là những trường hợp bệnh có thể xác định rõ ràng nguyên nhân gây bệnh. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, người bệnh có thể được chữa khỏi bệnh. Cụ thể một số nguyên nhân tăng huyết áp là:
- Mắc phải một số bệnh lý về thận chẳng hạn như bệnh viêm cầu thận, suy thận mạn tính hay hẹp động mạch thận,…
Huyết áp do một số bệnh lý về thận gây ra
- Người bệnh mắc một số bệnh lý về tuyến thượng thận: Như chúng ta đã biết, tuyến thượng thận có chức năng tiết ra các loại nội tiết tố để điều hòa muối-nước và huyết áp. Khi tuyến thượng thận này gặp phải một số vấn đề khiến cho huyết áp bị tăng.
- Ngoài ra các bệnh lý về nội tiết khác như cường giáp, suy giáp,… cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp.
- Do sử dụng các loại thuốc điều trị: Một số loại thuốc điều trị viêm khớp, Lupus ban đỏ, bệnh hen suyễn, hoặc điều trị dị ứng,.. hay một số loại thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, hormone,… cũng là nguyên nhân dẫn tới huyết áp tăng cao.
3. Tình trạng tăng huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Thời gian đầu, bệnh tăng huyết áp thường có rất ít triệu chứng, do đó nếu không thường xuyên kiểm tra huyết áp, rất khó để phát hiện bệnh. Tình trạng tăng huyết áp thường diễn biến âm thầm và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chẳng hạn như:
-
Nguy cơ nhồi máu cơ tim:
Đối với những bệnh nhân bị tăng huyết áp, sự lưu thông máu sẽ bị cản trở và rất dễ có nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch, dễ gây tắc nghẽn mạch máu và từ đó dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Huyết áp cao có thể gây suy tim, đột quỵ
-
Gây suy tim
Khi bị tăng huyết áp, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để “đối phó” với áp lực mạch máu. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được cải thiện thì cơ tim sẽ dần bị suy yếu và gây suy tim, vô cùng nguy hiểm.
-
Gây bệnh võng mạc
Tình trạng tăng huyết áp cũng có thể gây tổn thương đến các mạch máu nhỏ ở phần đáy mắt và gây ra bệnh võng mạc, ảnh hưởng lớn đến thị lực của người bệnh.
-
Ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu
Tăng huyết áp cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống mạch máu, có thể kể đến như động mạch chủ, động mạch cảnh hay động mạch thận. Khi những mạch máu này xơ cứng có thể gây tắc nghẽn và làm suy giảm chức năng của thận.
-
Gây suy giảm trí nhớ
Một số nguyên cứu mới đây cũng cho thấy, bệnh nhân bị tăng huyết áp thường gặp phải những vấn đề về trí nhớ, đặc biệt có nguy cơ cao bị bệnh Alzheimer và phần lớn những trường hợp này là nam giới.
Nên thường xuyên kiểm tra để theo dõi chỉ số huyết áp của cơ thể
Những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân tăng huyết áp và những biến chứng nguy hiểm của nó. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi chúng ta cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học. Đặc biệt, cần lưu ý đến chế độ ăn, nên ăn nhiều trái cây và rau xanh, đồng thời hạn chế ăn mỡ động vật, ăn quá mặn và hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia,… Nên vận động, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, đồng thời cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể.
Nếu cần tư vấn về tình trạng tăng huyết áp hoặc những vấn đề về sức khỏe khác, bạn hãy gọi đến số 1900 56 56 56, các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng tư vấn sức khỏe cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!