Tin tức
Cứu rỗi mái tóc hư tổn, xơ rối bằng liệu pháp thiên nhiên
- 30/11/2022 | Tóc bạc sớm khi còn trẻ là do đâu? Khắc phục thế nào?
- 29/11/2022 | Rụng tóc nhiều là triệu chứng của bệnh lý gì?
- 26/09/2022 | Hạn chế tình trạng rụng tóc ở nữ bằng những phương pháp nào?
1. Thế nào là tóc hư tổn?
Cấu trúc của một sợi tóc bao gồm 3 lớp: lớp biểu bì (là lớp ngoài cùng, tập hợp các tế bào chết xếp chồng lên nhau), lớp vỏ não (là lớp thứ 2 chứa hắc tố và sợi keratin), lớp trong cùng là lớp tủy của tóc.
Ở những mái tóc khỏe chúng ta có thể nhận ra lớp biểu bì ngoài cùng rất phẳng, bảo vệ tốt các phần khác trong tóc giúp tóc trông luôn mềm mại và bóng mượt. Tóc hư tổn là hiện tượng tóc bị tổn thương lớp biểu bì bên ngoài, để lộ ra lớp bên trong khiến tổng thể mái tóc bị xơ rối.
Dưới đây là một số dạng tóc hư tổn điển hình thường gặp:
-
Tóc xơ rối;
-
Tóc khô và xỉn màu;
-
Tóc khô và quăn;
-
Tóc dễ bị gãy rụng;
-
Tóc chẻ ngọn nhiều;
-
Khó khăn khi gỡ rối và tạo kiểu tóc;
-
Tóc dần mất đi tính đàn hồi.
Tóc hư tổn gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng cho mái tóc của bạn
2. Tóc hư tổn là do đâu?
Tình trạng tóc hư tổn thường là do các nguyên nhân như sau:
-
Các phương pháp làm đẹp khiến tóc hư tổn:
-
Tẩy tóc: phương pháp này làm bào mòn lớp biểu bì bên ngoài, phân giải sắc tố melanin giúp tóc trở nên sáng hơn, dễ áp dụng những màu tóc mới cá tính hơn so với tóc cũ tự nhiên của bạn. Tuy nhiên tẩy tóc sẽ dễ khiến cho tóc bị khô, suy yếu, gãy rụng và mất đi độ đàn hồi vốn có.
-
Lạm dụng nhiệt trong tạo kiểu tóc: nếu bạn thường xuyên tạo kiểu tóc bằng cách áp dụng nhiệt như uốn, duỗi, ép, sấy tóc,... có thể làm tổn thương lớp biểu bì và khiến tóc xốp hơn.
-
Thuốc nhuộm tóc: các hóa chất khi áp dụng lên tóc sẽ làm tóc mất dần lớp biểu bì bảo vệ, hút hết dưỡng chất và độ ẩm bên trong làm mất đi độ bóng mượt, chắc khỏe của tóc. Vì vậy nên khi bạn chạm tay vào mái tóc đã qua nhiều lần nhuộm hóa chất sẽ thấy xơ và hư tổn, chẻ ngọn nhiều.
-
Chải tóc, gội đầu không đúng cách: chải tóc và gội đầu là những việc cơ bản chúng ta luôn phải làm hàng ngày. Tuy nhiên nhiều người thường có thói quen gội đầu mỗi ngày khiến lượng dầu duy trì độ ẩm tự nhiên của tóc bị mất dần, đồng thời vừa gội xong đã chải đầu ngay hoặc thực hiện những việc này một cách mạnh bạo sẽ càng khiến tóc bị gãy rụng và hư tổn nặng hơn;
-
Do yếu tố thời tiết và môi trường: dưới tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời, điều kiện thời tiết khắc nghiệt (ví dụ như trời lạnh, thời tiết hanh khô, nắng nóng, nồm ẩm,...) cũng là nguyên nhân gây hại cho tóc;
-
Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh: kiêng ăn quá mức, thực đơn nghèo nàn chất xơ, vitamin và không uống đủ nước mỗi ngày sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng, ảnh hưởng đến sự bóng khỏe và suôn mượt của mái tóc;
3. Các phương pháp giúp cải thiện mái tóc hư tổn
Có rất nhiều cách giúp khắc phục tình trạng hư tổn cho mái tóc nhưng để có được hiệu quả tốt nhất thì đòi hỏi bạn cần đầu tư nhiều thời gian và kiên trì, đồng thời lựa chọn được phương pháp phù hợp. Để cải thiện mái tóc hư tổn, bạn có thể tham khảo những cách sau đây:
3.1. Quy trình dưỡng tóc
-
Chọn những sản phẩm dầu gội, dầu dưỡng giúp phục hồi tóc có chứa thành phần dịu nhẹ từ thiên nhiên. Không nên dùng sản phẩm có tính tẩy cao sẽ càng làm cho tóc bị hư hỏng nặng;
-
Khi gội đầu hãy chú ý cả phần gáy bởi vì vị trí này tích tụ nhiều dầu nhờn và mồ hôi. Chỉ nên gội đầu với nước ấm vừa phải, không nên dùng nước quá nóng vì tóc sẽ dễ bị xơ rối hơn, còn nước quá lạnh lại không giúp tẩy sạch cặn bã và bụi bẩn trên da đầu;
-
Kết hợp với các động tác massage da đầu nhẹ nhàng để tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng tóc;
-
Sau khi gội đầu xong hãy ủ tóc với dầu xả. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng dầu xả cho phần thân và đuôi tóc, không nên bôi cả lên da đầu vì dễ gây bết dính;
-
Lau khô tóc một cách nhẹ nhàng sau khi gội. Nếu không phải mùa lạnh thì bạn nên hạn chế dùng máy sấy tóc mà hãy để tóc khô tự nhiên;
-
Bạn có thể lựa chọn những sản phẩm serum dưỡng ẩm phù hợp cho mái tóc để tóc trở nên bóng khỏe và suôn mượt hơn.
Sau khi gội đầu xong bạn nên dùng dầu xả sẽ giúp mái tóc mềm mượt hơn
3.2. Cắt tỉa tóc định kỳ
Cứ mỗi 6 - 8 tuần bạn nên duy trì thói quen cắt tỉa tóc một lần để loại bỏ những phần đuôi tóc bị chẻ ngọn, ngăn cản tình trạng xơ rối và gãy rụng.
3.3. Sử dụng mặt nạ dưỡng tóc từ thiên nhiên
Một trong những cách dưỡng tóc hiệu quả không thể không kể đến đó là dùng mặt nạ dưỡng tóc, ủ tóc có nguồn gốc từ thiên nhiên. Dưới đây là một số loại mặt nạ bạn có thể áp dụng ngay:
-
Mặt nạ bơ: trong quả bơ chứa rất nhiều axit béo, khoáng chất và vitamin rất tốt cho tóc. Cách thực hiện: quả bơ loại bỏ vỏ, lấy phần thịt bơ trộn với một quả trứng để làm mặt nạ, xoa đều lên tóc và ủ trong vòng 20 phút. Áp dụng khoảng 1 - 2 lần/tuần sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt;
-
Trứng và chanh: quả trứng chứa nhiều vitamin A, D, E, protein giúp tăng cường vẻ sáng bóng, trong đó chanh có tác dụng kháng khuẩn giúp làm sạch gàu và cặn bẩn tích tụ trên tóc. Bạn nên lọc lấy lòng trắng trứng gà trộn cùng một nửa quả chanh, khuấy đều và thoa lên tóc, ủ trong 30 phút sau đó gội sạch. Có thể thực hiện 1 - 2 lần/tuần để đạt hiệu quả tối ưu;
-
Chuối: chuối rất giàu kali, carbohydrate, vitamin và dầu tự nhiên giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho tóc. Bạn có thể xay một quả chuối chín cùng sữa tươi hoặc trộn vùng dầu ô liu, sau đó bôi mặt nạ lên tóc, ủ trong vòng 20 phút cho mỗi lần thực hiện;
-
Các loại dầu dưỡng tóc: dầu ô liu, dầu dừa, dầu argan, dầu hạnh nhân,... có tính năng dưỡng ẩm tự nhiên và ngăn ngừa nguy cơ gãy rụng tóc.
Bạn nên chú ý chăm sóc và hạn chế sử dụng hóa chất để bảo vệ mái tóc trước hư tổn
Trên đây là những thông tin cơ bản về hiện tượng tóc hư tổn và những phương pháp giúp cải thiện tình trạng này. Nhìn chung một mái tóc tự nhiên chắc khỏe vẫn có vẻ đẹp hấp dẫn riêng, vì vậy bạn nên hạn chế áp dụng hóa chất lên tóc để bảo vệ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!