Tin tức
Đa ối ảnh hưởng gì đến thai nhi và mẹ cần lưu ý những gì?
1. Nguyên nhân gì dẫn đến đa ối?
Nước ối là dịch lỏng hình thành từ rất sớm, khoảng 12 ngày sau khi thai hình thành. Trong suốt quá trình thai phát triển, nước ối luôn bao bọc xung quanh với vai trò bảo vệ thai nhi, hạn chế ảnh hưởng của chấn thương từ bên ngoài, ngăn ngừa nhiễm trùng thai và hỗ trợ phát triển nhiều cơ quan.
Thai đa ối vẫn có thể sinh ra khỏe mạnh nếu theo dõi và can thiệp khi cần thiết
Dịch ối vừa do cơ thể mẹ sản xuất, vừa là dịch mà thai nhi tiết ra trong quá trình phát triển. Trong dịch ối có chứa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ, thai sẽ nuốt dịch ối ở thời điểm nhất định để phát triển, kích thích vị giác. Lượng nước ối quanh thai nhi thường ở mức 800ml - 1.000ml để đảm bảo vai trò bảo vệ cũng như ổn định thân nhiệt của thai nhi.
Tuy nhiên ở nhiều mẹ bầu, lượng dịch ối lớn bất thường, có thể lên tới 2.000ml - 3.000ml nước ối, đây được gọi chung là đa ối. Dịch ối càng nhiều, đa ối càng nặng thì ảnh hưởng càng tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi và mẹ. Nguyên nhân gây ra tình trạng đa ối này rất đa dạng, có thể từ mẹ, từ thai hoặc phần phụ của thai, cụ thể như sau:
Mẹ bị tiểu đường có nguy cơ mang thai đa ối cao hơn
Nguyên nhân gây đa ối từ mẹ
Dịch ối ban đầu được cơ thể mẹ tạo ra cho thai và tiếp tục bổ sung trong suốt quá trình mang thai. Vì thế, một số bệnh lý hoặc bất thường sức khỏe ở mẹ có thể gây tăng tiết dịch ối cho thai, dẫn đến đa ối như:
-
Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường: Đái tháo đường trước thai kỳ hoặc đái tháo đường thai kỳ đều có thể gây ra đa ối thai nếu bệnh không được kiểm soát tốt. Tỉ lệ đa ối ở những phụ nữ mắc bệnh này rơi vào khoảng 10%.
-
Phụ nữ mắc bệnh tán huyết thứ phát: Bệnh tán huyết thứ phát này do kháng thể Rh hoặc kháng thể bất thường, gây phù thai hoặc khiến thai nhi bị thiếu máu trầm trọng. Những vấn đề này có thể đi kèm với đa ối.
-
Mẹ nhiễm virus khi mang thai: Một số virus ác tính gây bệnh trong thời gian thai kỳ có thể gây vấn đề ở thai, trong đó có tình trạng đa ối. Tác nhân ảnh hưởng thường gặp và nguy hiểm nhất là virus rubella.
Nguyên nhân đa ối từ thai nhi
Các nghiên cứu đã chỉ ra, thai nhi gặp những bất thường, dị tật bẩm sinh như: khuyết tật ống nơ ron thần kinh, khuyết tật cấu trúc hệ tiêu hóa, vô sọ,… có nguy cơ đa ối cao hơn. Đặc biệt, bất thường nhiễm sắc thể có thể đi kèm với dị tật bẩm sinh gây đa ối nguy hiểm hơn bình thường.
Thai nhi bị dị tật bẩm sinh có nguy cơ đa ối cao và nguy hiểm hơn
Một hội chứng được ít người biết đến là hội chứng truyền máu song thai, trong đó song thai còn lại là một màng đệm có thể gây đa ối với 2 túi ối.
Nguyên nhân đa ối do phần phụ của thai
Đa ối có thể do những bất thường phần phụ như:
-
Rau thai bất thường, u mạch máu màng đệm gây ra suy tim thai và đa ối.
-
Viêm nội mạc tử cung, giang mai ở mẹ có thể dẫn đến phù rau thai, tổn thương bánh rau, đa ối ở thai.
2. Đa ối ảnh hưởng gì đến thai nhi - mẹ bầu thắc mắc
Đa ối nếu xuất hiện sớm, càng đến cuối thai kỳ dịch ối càng nhiều, nguy cơ biến chứng cho thai nhi và mẹ càng cao. Vậy đa ối ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Mức độ nguy hiểm của đa ối phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của thai cũng như lượng dịch thai, nước ối, các bệnh lý kèm theo như đái tháo đường thai kỳ,... Bác sĩ cần chẩn đoán để xem xét biện pháp can thiệp nếu cần thiết. Đa ối có thể gây những rủi ro cho sức khỏe của thai do:
2.1. Tăng nguy cơ vỡ màng ối sớm
Khi dịch ối nhiều, màng ối căng quá mức hoặc chịu lực tác động từ bên ngoài có thể gây vỡ màng ối, khiến thai sinh non.
2.2. Bong nhau thai
Tỉ lệ bong nhau thai ở mẹ đa ối cao hơn so với bình thường, nguy cơ biến chứng suy thai cấp nếu không phát hiện kịp thời.
2.3. Sinh ngôi bất thường
Thai đa ối thường chuyển ngôi sinh chậm hoặc ngôi sinh bất thường theo chiều mông gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ, tăng nguy cơ biến chứng sản khoa.
Thai đa ối nếu sinh ngôi bất thường có thể nguy hiểm
2.4. Hạn chế phát triển của thai
Dịch ối bao xung quanh thai là môi trường lý tưởng để các cơ quan phát triển, tuy nhiên đa ối lại cản trở phần nào sự phát triển. Các thai đa ối thường gặp vấn đề về phát triển khung xương, ảnh hưởng đến cả sự phát triển sau này của trẻ.
2.5. Sinh mổ
Sinh mổ là cần thiết với nhiều thai đa ối nặng, nguy cơ biến chứng cao với sinh thường. Sinh mổ thai đa ối có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai.
2.6. Trẻ sinh non
Đa ối dễ khiến trẻ sinh non khi các cơ quan trong cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, bé cần được chăm sóc tốt hơn để phát triển tốt sau sinh.
2.7. Thai chết lưu
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất do đa ối gây ra, song tỉ lệ là rất thấp. Nếu thai đa ối được phát hiện sớm và theo dõi cẩn thận, nguy cơ là rất thấp.
Với những rủi ro có thể gặp phải ở thai đa ối, người mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống, chăm sóc và theo dõi thai kỳ thường xuyên phòng ngừa biến chứng.
3. Làm gì khi mẹ bị đa ối?
Thực tế hầu hết trường hợp thai đa ối không đáng lo ngại, dịch ối có thể ổn định trở lại trước ngày dự sinh hoặc không ảnh hưởng nặng đến thai nhi. Bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi lượng dịch ối của bạn trong những lần khám thai sau đó.
Mẹ mang thai đa ối cần được theo dõi dịch ối thường xuyên
Nếu dịch ối tiếp tục tăng quá nhanh, đe dọa đến thai trong khi thai còn nhỏ thì có thể xem xét phải chọc ối, phẫu thuật để giảm bớt dịch ối. Nếu đa ối có kèm theo nhiễm trùng, bác sĩ có thể xem xét điều trị kháng sinh kết hợp với thuốc lợi tiểu thích hợp.
Nếu thai phụ mang đa ối có những dấu hiệu như: bụng to lên nhanh, tức ngực nhiều, khó thở, đau bụng,… thì cần sớm đến cơ sở y tế để can thiệp. Với những thông tin đa ối ảnh hưởng gì đến thai nhi trên đây, hy vọng sẽ giúp mẹ bầu hiểu và bớt lo lắng hơn về tình trạng này.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!