Tin tức
Đặc điểm của trứng giun kim - có thể bạn chưa biết
- 02/05/2020 | Bệnh giun kim: cách nhận biết và phòng ngừa hiệu quả
- 27/10/2022 | Hướng dẫn phụ huynh cách bắt giun kim ở bộ phận sinh dục nữ của trẻ
1. Đặc điểm cơ bản của trứng giun kim
Trứng giun kim thường có hình bầu dục, vẹt một bên đầu như hình hạt gạo. Phần vỏ bên ngoài nhẵn bóng, có màu trắng đục. Tuy nhiên, màu sắc đậm nhạt của vỏ còn phụ thuộc vào sự tiếp xúc của chúng với phần thân trong cơ thể.
Trứng giun kim đa số được truyền theo đường miệng. Quá trình này diễn ra khi trứng giun kim bám vào tay bạn hoặc thức ăn sau đó đưa vào trong khoang miệng. Ban đêm là thời điểm thích hợp cho giun cái hoạt động mạnh mẽ. Chúng di chuyển tới hậu môn để đẻ trứng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu ngứa ngáy.
Hình dáng cơ bản của trứng giun kim qua kính hiển vi
2. Trứng giun kim ký sinh tại vị trí nào trên cơ thể?
Thông thường trứng giun kim thường bám vào thức ăn, nước uống và các vật dụng trong nhà. Mọi người có thể dễ bị mắc giun kim khi đưa tay tiếp xúc trực tiếp với những vật đó. Còn đối với trẻ nhỏ, giun kim xuất hiện sau nhiều lần rửa tay không sạch mỗi khi đi vệ sinh. Đặc biệt, chúng thường có thói quen đưa tay lên miệng nên rất dễ bị nhiễm giun kim. Một số ít khác có thể là do nuốt phải trứng bay trong không khí.
Một khi trứng giun kim đã vào trong cơ thể sẽ nhanh chóng nở ra trong tá tràng. Chúng dần biến thành ấu trùng trung gian và có hướng di chuyển xuống manh tràng. Tại vị trí đó, giun kim phát triển và trưởng thành.
Niêm mạc manh tràng và các đoạn ruột kế tiếp sẽ là vị trí đắc địa để giun kim thực hiện giao phối rồi để trứng tại đó. Sau quá trình này, giun đực sẽ tự chết đi và giun cái sẽ di chuyển ra khu vực hậu môn để đẻ trứng. Trung bình mỗi lần sinh giun cái đẻ ra từ 4000 đến 200.000 trứng.
Sự lây lan nhanh chóng của giun kim
Trứng giun kim gặp môi trường thuận lợi thường phát triển rất nhanh. Chỉ sau vài giờ, chúng có thể vây kín tại các nếp nhăn của hậu môn. Trứng giun kim sau khi nở có thể đi ngược lại vào trong ruột của người bệnh, phát triển, trưởng thành rồi gây ra một số căn bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bởi vậy, những người có giun kim đang đẻ trứng ở hậu môn thường có nguy cơ tái nhiễm rất cao mặc dù trước đó đã điều trị khỏi.
Bên cạnh đó, trứng giun kim còn có thể xuất hiện ở khu vực âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng và các cơ quan vùng chậu. Tại đây, chúng sẽ phá hoại gây ra các bệnh như viêm âm đạo viêm nội mạc tử cung.
3. Biểu hiện cụ thể khi nhiễm giun kim
Về cơ bản, giun kim có mức độ nguy hiểm không cao nhưng chúng sẽ khiến cho đường ruột của bạn trở nên rối loạn. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, khi hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt và chưa hoàn thiện hết. Khi giun kim xâm nhập sẽ làm trẻ kén ăn gây ra suy dinh dưỡng. Ngoài ra, còn đi kèm với những biểu hiện khác nữa. Điển hình như:
3.1 Ngứa rát hậu môn
Vì giun kim sinh sản và phát triển ở các nếp nhăn hậu môn nên không thể tránh khỏi tình trạng ngứa ngáy. Cảm giác khó chịu này thường xuất hiện vào buổi tối và lúc đi ngủ. Bởi khi nằm trên giường nhiệt độ của cơ thể sẽ ấm lên kích thích trứng giun phát triển. Nặng hơn sẽ khiến hậu môn bị tấy đỏ, xung huyết.
3.2 Gây tiêu chảy
Khi bị nhiễm giun kim, người sẽ thường xuyên bị tiêu chảy. Bởi giun kim là một căn bệnh đường ruột mãn tính gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng tiêu hóa. Nhu động ruột nhận được sự kích thích mạnh dẫn đến phân nát hoặc lỏng. Thậm chí, bạn có thể thấy máu hoặc các chất nhầy như dịch mũi xuất hiện xen kẽ.
3.3 Chán ăn, ăn không tiêu
Tình trạng chán ăn và ăn không tiêu thường sẽ xuất hiện ở trẻ nhỏ nhiều hơn. Nếu quá trình này diễn ra trong một thời gian dài trẻ rất dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Cơ thể của bé sẽ không được phát triển hoàn thiện về cả thể chất lẫn tinh thần.
Sự xâm lấn của trứng giun kim gây ra khó chịu cho người nhiễm
Khi trẻ bị nhiễm giun kim thường có cảm giác bứt rứt, khó chịu, hay quấy khóc hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh giun kim có thể bị đái dầm, xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ.
3.4 Các biểu hiện khác
Giun kim có thể gây ra tình trạng di tinh ở nam giới và viêm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Giun có thể đi lạc vào các bộ phận khác như thực quản, phổi, mũi, bàng quang,... để sinh sản gây ra hiện tượng viêm nhiễm. Ngoài ra, sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu trứng giun kim lọt vào ruột thừa. Khi đó, ruột thừa sẽ có những phản ứng co thắt mạnh gây viêm ruột thừa cấp tính. Viêm ruột thừa cấp nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
4. Ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của trứng giun kim
Các thông tin có liên quan tới trứng giun kim và khả năng ký sinh của nó đã được chia sẻ ở trên. Để phòng ngừa sự xâm nhập cũng như phát triển của loại ký sinh này, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau:
-
Luôn luôn rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh (dù nặng hay nhẹ). Bạn cũng cần cắt móng tay thường xuyên để hạn chế sự lây lan cũng như phát triển của giun kim. Hậu môn của trẻ nhỏ cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày.
-
Nghiêm cấm trẻ nhỏ sử dụng tay để gãi vùng hậu môn, hoặc mút tay, đưa tay lên miệng.
-
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho các khu vực có trẻ như nhà ở, phòng ở, lớp học. Hãy đảm bảo vệ sinh cho cả đồ chơi của bé.
-
Theo lịch định kỳ, phụ huynh cần đưa bé đi tẩy giun từ 6 tháng - 1 năm một lần. Nếu nhiễm trứng giun kim, cần ngay lập tức điều trị.
Tránh để giun kim lây lan rộng trong cơ thể
Để đảm bảo cho sức khỏe trẻ nhỏ, tránh sự xâm lấn và tác động không mong muốn do trứng giun kim gây ra, phụ huynh cần biết vệ sinh sạch sẽ cho con. Nếu chẳng may nhận thấy dấu hiệu không mong muốn ở trên, bạn có thể liên hệ tới đường dây nóng 1900 56 56 56 để được các bác sĩ Chuyên khoa truyền nhiễm đến từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn và hỗ trợ thăm khám, điều trị sớm nhất!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!