Tin tức
Đau bụng dưới và những bệnh lý tiềm ẩn
- 25/04/2020 | Làm thế nào để biết đau bụng dưới có phải mang thai hay không?
- 06/07/2017 | Lý giải những nguyên nhân gây đau bụng dưới ở phụ nữ
- 18/09/2019 | Đau bụng dưới kéo dài có nên tầm soát ung thư buồng trứng
- 18/02/2017 | Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ
- 13/04/2020 | Tìm hiểu về chứng đau bụng dưới ở nữ và cách xử lý
1. Diễn biến của những cơn đau bụng dưới
Vùng bụng dưới là phần chứa ruột già và các cơ quan sinh sản, do vậy hầu hết những cơn đau tại vị trí này đều liên quan đến bệnh đường ruột, các bệnh phụ khoa hoặc viêm nhiễm đường tiết niệu.
Không chỉ riêng nữ giới mà nhiều nam giới cũng có thể xuất hiện những cơn đau vùng bụng dưới. Cơn đau có thể xảy ra liên tục hoặc từng cơn, đau dữ dội, quặn thắt bụng dưới hoặc đau âm ỉ. Vị trí đau có thể khác nhau như đau vùng bụng dưới rốn, đau vùng bụng dưới bên trái hoặc phải, hay đau sau khi quan hệ,…
Cả nam và nữ đều có thể xuất hiện cơn đau vùng bụng dưới
Ở nữ giới những cơn đau ở vùng bụng dưới rốn vào ngày hành kinh hoặc trước khi có kinh 1 - 2 ngày thì được gọi là đau bụng kinh. Các cơn đau này thường là đau dữ dội vào thời gian đầu và sau đó giảm dần theo lượng máu kinh ra. Nhiều người chỉ xuất hiện những cơn đau nhẹ, thoáng qua khi kinh mới ra và có thể mất hẳn vào ngày hôm sau. Nguyên nhân của các cơn đau bụng kinh là do sự thay đổi của hormon hoặc niêm mạc tử cung bong ra nhưng bị tắc khiến tử cung co bóp mạnh để tống máu ra ngoài.
Tuy nhiên không chỉ đau bụng kinh, những cơn đau bụng dưới xuất hiện ngoài ngày rụng trứng hay hành kinh thậm chí trong những ngày “đèn đỏ” cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn.
2. Đau bụng dưới là dấu hiệu của những bệnh nào?
Bệnh về đường ruột
- Viêm loét đại trực tràng
Viêm trực tràng là căn bệnh khá phổ biến gây nên những cơn đau bụng dưới vùng bên trái. Người bị bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau quặn bụng, đau dữ dội kèm theo vã mồ hôi, rối loạn đại tiện. Một số trường hợp đi phân lỏng, có lẫn máu, người bệnh mệt mỏi, chán ăn, có sốt nhẹ, thiếu máu.
Nếu bạn thường xuyên đau vùng bụng bên phải, cơn đau xuất hiện từng đợt và dễ tái phát thì hãy nghĩ ngay đến các bệnh lý về đại tràng. Lúc này bạn nên đến cơ sở y tế, thực hiện nội soi đại tràng hay chụp phim để được kiểm tra cụ thể hơn.
- Đau ruột thừa
Ruột thừa sẽ gây nên những cơn đau dữ dội khi bị viêm và tạo mủ. Ban đầu sẽ đau tức dữ dội ở vị trí xung quanh rốn rồi lan dần sang phía bên phải bụng dưới. Bệnh khiến người mệt mỏi, sốt cao, rối loạn tiêu hóa. Nhiều trường hợp cơn đau dữ dội cần phải can thiệp phẫu thuật nhanh chóng.
Viêm ruột thừa có thể dẫn đến những cơn đau dữ dội vùng bụng dưới
- Hội chứng IBS
Hội chứng IBS là hội chứng ruột kích thích, là một loại rối loạn tiêu hóa gây ra các cơn đau ở bụng dưới rốn kèm theo chứng chướng bụng, chuột rút, có thể tiêu chảy hoặc táo bón. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh hoặc căng thẳng kéo dài là nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh.
Bệnh đường tiết niệu
- Viêm nhiễm đường tiết niệu
Tất cả sự viêm nhiễm xảy ra ở các bộ phận của hệ tiết niệu như bàng quang, niệu đạo, niệu quản đều gây nên những cơn đau, tức, khó chịu vùng bụng dưới. Ngoài ra người bị bệnh còn đi tiểu ra máu, đau, buốt mỗi khi đi tiểu, són tiểu. Trường hợp viêm nhiễm đường tiết niệu lây sang thận sẽ gây ra những tổn thương khó có thể hồi phục được.
- Khi bị viêm bàng quang
Bệnh nhân đi tiểu buốt, rắt có thể tiểu lẫn máu, đôi khi kèm đau bụng âm ỉ hạ vị. Hiện tượng này thường hay gặp ở phụ nữ từ 30 - 40 tuổi và đã có gia đình.
- Sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu
Sỏi được hình thành và trong quá trình di chuyển từ thận đến bàng quang sẽ gây ra những tổn thương dẫn đến những cơn đau ở bụng phía dưới hoặc vùng xương.
Có thể xuất hiện những cơn đau bụng âm ĩ khi bị viêm bàng quang
Bệnh phụ khoa
Nhiều bệnh phụ khoa thường gặp hiện nay đều xuất hiện các cơn đau phía bụng dưới tại những vị trí khác nhau. Các bệnh như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm vòi trứng, viêm ống dẫn trứng,… đều là những bệnh phụ khoa khá phổ biến và có triệu chứng chung là những cơn đau vùng bụng dưới.
Hiện nay, y học phát triển nên hầu như những bệnh này đều có cách khắc phục. Tuy nhiên, nhiều người vì không phát hiện hoặc chủ quan khiến bệnh biến chứng những hậu quả nghiêm trọng. Nhiều trường hợp mất khả năng sinh con chỉ vì thiếu cảnh giác với chứng đau bụng dưới khi mắc bệnh phụ khoa.
3. Đau vùng bụng dưới khi mang thai
Khi mang thai, đau vùng bụng phía dưới là hiện tượng chị em thường xuyên gặp phải. Nhưng đa số các mẹ mang thai lần đầu thường hay lo lắng về những cơn đau này. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng, hãy hỏi thêm ý kiến của bác sĩ về tình trạng mình đang gặp phải.
Ở tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ sẽ thấy đau vùng bụng phía dưới rốn vì khi đó, thai nhi bắt đầu làm tổ trong buồng trứng. Cơn đau sẽ dữ dội hơn cho đến hết 3 tháng đầu do sự căng cơ và dây chằng, nâng đỡ thai nhi trong suốt thời gian phát triển. Đi kèm là biểu hiện ốm nghén của mẹ, nôn và thường xuyên chóng mặt. Đến tháng cuối của thai kỳ cũng có thể mẹ sẽ lại xuất hiện cơn đau bụng dưới do tăng quá trình tiết dịch vị dạ dày, dịch tá tràng.
Đau vùng bụng phía dưới ở phụ nữ mang thai có thể là biểu hiện bình thường
Tuy nhiên, các mẹ tuyệt đối không được chủ quan dù là một biểu hiện bất thường nhỏ của cơ thể. Những cơn đau vùng bụng dưới thời kỳ mang thai có đang báo động một số biến chứng nghiêm trọng mà các mẹ bầu không hề hay biết như:
-
Mang thai ngoài tử cung: Vùng bụng dưới phía bên trái của thai phụ có thể đau dữ dội hoặc đau từng cơn, cùng với đó là âm đạo ra máu.
-
Khi thai phụ bị tiền sản giật sẽ gây ra cơn đau bụng liên tục, huyết áp tăng. Trường hợp nguy hiểm có thể khiến mẹ và thai nhi tử vong.
Ngoài ra mẹ có khối u, bị động thai hay sảy thai,… cũng có thể có triệu chứng này nên phải đặc biệt lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Tóm lại, đau bụng dưới có thể là một biểu hiện bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn những bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện cơn đau đi kèm với những thay đổi bất thường của cơ thể thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để khám và kiểm tra. Nếu bạn còn điều gì muốn tư vấn, có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900 56 56 56, nhân viên tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ sẵn sàng tư vấn giúp bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!