Tin tức
Dấu hiệu nhận biết cường kinh và phương pháp điều trị
- 14/03/2021 | Cường kinh là gì, nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào?
- 24/02/2021 | Tìm hiểu về hiện tượng cường kinh và phương pháp điều trị
1. Tìm hiểu về hiện tượng cường kinh
Cường kinh là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở những bạn gái mới có kinh lần đầu hoặc phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh. Nếu mắc phải bệnh này, thì lượng máu kinh luôn chảy ra nhiều và liên tục trong suốt chu kỳ.
Máu kinh chảy ra ồ ạt khiến chị em cảm thấy khó chịu vì phải thay băng vệ sinh thường xuyên. Tình trạng này không chỉ gây bất tiện trong công việc, đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn như: thiếu máu, mệt mỏi,…
Cường kinh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và công việc của bạn
Bên cạnh đó, cường kinh còn tiềm ẩn những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Vì vậy, bạn nên tìm gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp sớm.
Nguyên nhân gây bệnh:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cường kinh mà bạn chưa biết. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến, bạn nên lưu ý để đưa ra các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả:
-
Rối loạn đông máu.
-
Mất cân bằng hormone ở bạn gái tuổi dậy thì hoặc phụ nữ tiền mãn kinh.
-
Polyp cổ tử cung, polyp buồng tử cung.
-
U xơ tử cung.
-
Viêm tiểu khung.
-
Các bệnh lý miễn dịch như lupus ban đỏ.
-
Ung thư cổ tử cung.
2. Dấu hiệu nhận biết cường kinh chị em nên biết
Việc thăm khám và chữa trị cường kinh kịp thời sẽ giúp bạn tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên lưu ý đến các dấu hiệu nhận biết cường kinh điển hình dưới đây:
Máu kinh ra nhiều:
Ở giai đoạn hành kinh, người bình thường chỉ mất một lượng máu khoảng 60ml. Việc thay băng vệ sinh sẽ diễn ra sau 3 - 4 giờ. Đối với ngày đầu tiên của chu kỳ thì lượng máu chảy ra sẽ nhiều hơn so với những ngày tiếp theo. Tình trạng này vẫn được xem là hoàn toàn bình thường.
Trong trường hợp, lượng máu kinh chảy ra nhiều hơn trên 80ml khiến bạn phải thay băng vệ sinh liên tục từ 1 - 2 giờ. Đây có thể là một trong những dấu hiệu nhận biết cường kinh. Lúc này, bạn nên hẹn gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời. Bởi vì cường kinh tiềm ẩn nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Do đó, bạn cần hết sức chú ý, không được chủ quan.
Bạn nên gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị khi lượng máu kinh chảy ra quá nhiều
Máu kinh đông thành cục:
Thông thường, vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt bạn sẽ thấy các cục máu đông nhỏ xuất hiện ở băng lót. Trong trường hợp cục máu đông có kích thước quá lớn, hoặc có nhiều cục máu đông. Bởi vì đây là một hiện tượng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời là dấu hiệu nhận biết cường kinh.
Có thể kèm theo rong kinh:
Thời gian hành kinh của một người bình thường sẽ kéo dài trong khoảng 3 - 5 ngày hoặc 2 - 7 ngày. Nếu tình trạng này kéo dài quá 7 ngày thì rất có thể bạn đã bị rong kinh. Nhưng nhiều chị em lại thường nhầm lẫn với hiện tượng cường kinh.
Khi lượng máu kinh ra nhiều hơn so với bình thường và kéo dài quá 7 ngày thì có thể bạn đã mắc cả 2 bệnh cường kinh và rong kinh.
Một số triệu chứng khác:
Ngoài những dấu hiệu vừa nhắc đến ở trên, người bị cường kinh còn biểu hiện một số triệu chứng như: đau bụng kinh dữ dội, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt,…
Đau bụng kinh dữ dội là dấu hiệu nhận biết cường kinh thường gặp
3. Điều trị cường kinh như thế nào
Khi phát hiện các dấu hiệu nhận biết cường kinh chị em nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để xác định nguyên nhân từ đó có phương pháp chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay mà bác sĩ có thể áp dụng:
Điều trị nội khoa:
Nếu người bệnh bị cường kinh do mắc các bệnh phụ khoa ở mức độ nhẹ hoặc mất cân bằng hormone thì bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc như:
-
Thuốc cầm máu: Axit Tranexamic, Desmopressin là những loại thuốc có tác dụng cầm máu. Chúng được dùng để điều trị cường kinh dành cho những người bị rối loạn đông máu.
-
Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này thường dùng cho những trường hợp bị cường kinh do mắc phải các bệnh phụ khoa ở mức độ nhẹ. Tình trạng bệnh sẽ được kiểm soát ngay sau khi sử dụng thuốc.
-
Thuốc tránh thai: Để hạn chế lượng máu kinh chảy ra quá nhiều, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc tránh thai kết hợp với việc đặt vòng âm đạo. Phương pháp này sẽ giúp kiểm soát tốt chu kỳ kinh nguyệt.
-
Thuốc Ulipristal acetate: Đối với người bị cường kinh do u xơ tử cung gây ra thì bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc này để điều trị, nhằm giảm kích thước khối u hiệu quả.
Để hạn chế lượng máu kinh chảy ra quá nhiều, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc tránh thai kết hợp với việc đặt vòng âm đạo
Sau khi đọc xong bài viết, chắc hẳn bạn đã nắm được các dấu hiệu nhận biết cường kinh. Để tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Ngoài những phương pháp điều trị mà bài viết vừa giới thiệu, bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để bệnh không tiến triển nặng hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!