Tin tức

Dấu hiệu nhận biết tình trạng thận yếu và cách điều trị

Ngày 09/06/2022
Thận có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lọc máu, điều hòa thể tích máu, đào thải độc tố cũng như những chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Bởi vậy những bệnh về thận luôn được quan tâm hơn cả, đặc biệt là tình trạng thận yếu. Để có thêm kiến thức y khoa về căn bệnh nguy hiểm này mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

1. Thận yếu là bệnh như thế nào?

Thận yếu hay còn được gọi là suy thận, là hiện tượng thận không thể đảm bảo các chức năng chính của như lọc máu, đào thải độc tố,... trong cơ thể con người. Đây là bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, đặc biệt là những người cao tuổi. Nếu không phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp thì bệnh rất dễ gây biến chứng và để lại hậu quả khôn lường.

 Những bệnh lý liên quan đến thận người bệnh không nên chủ quan  Những bệnh lý liên quan đến thận người bệnh không nên chủ quan

2. Những dấu hiệu của bệnh thận yếu

Mỗi một loại bệnh thì đều xuất phát từ một hay nhiều nguyên nhân khác nhau, với mỗi nguyên nhân lại tương ứng với các biểu hiện khác nhau. Biểu hiện thường gặp của thận yếu là làm cho người bệnh suy nhược cơ thể, cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, kéo theo một loạt các triệu chứng khác như đau đầu, sụt cân,…

Ngoài ra khó ngủ, hoa mắt, ngủ hay gặp ác mộng cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết. Thực tế người bệnh liên tục bị hoa mắt, đi đứng không vững, mất tập trung. Giấc ngủ không sâu, gặp ác mộng liên tục.

Lúc đầu khi chưa diễn biến phức tạp thì người bệnh thường chủ quan, thờ ơ với các triệu chứng này và cho rằng đó chỉ là biểu hiện của ốm vặt thông thường. Đến khi phát hiện đã ở giai đoạn nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị.

Người bị thận yếu thường xuyên bị mất ngủ

Người bị thận yếu thường xuyên bị mất ngủ

Không những vậy, người bị thận yếu còn hay có triệu chứng đau lưng. Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận diện ra bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu mà rất nhiều người nhầm lẫn với bệnh đau xương khớp.

Đau lưng là triệu chứng được biểu hiện rõ rệt và khiến người bệnh khó chịu nhất. Đó là những cơn đau triền miên không dứt khi cúi, thậm chí cả khi đứng thẳng. Đặc biệt thận yếu còn khiến cho chân của bệnh nhân đau nhức gây khó chịu, nhất là ở vùng bàn chân và gót chân.

Người bị thận yếu còn khiến huyết áp không ổn định, đặc biệt là tình trạng tăng huyết áp. Bởi ngoài chức năng lọc máu, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, thận còn có chức năng giữ huyết áp ở mức cân bằng. Khi không hoạt động bình thường, không làm đúng nhiệm vụ, vai trò của mình thì việc cân bằng huyết áp cũng bị ảnh hưởng theo, khiến cho huyết áp tăng tăng. Thận suy, cộng thêm huyết áp không ổn định sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Khi thận không còn đảm nhiệm được chức năng của mình, người bệnh sẽ có cảm giác khó thở, thở không ra hơi, thậm chí là hụt hơi nhiều lần, nhất là khi làm việc nặng, sử dụng nhiều sức lực. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chức năng chính của thận là lọc, khi chức năng này không được đảm bảo sẽ gây ra tình trạng bị ứ dịch khiến cho phổi hoạt động không bình thường.

Dấu hiệu thường gặp của người bị thận yếu thường xuyên bị đau lưng

Dấu hiệu thường gặp của người bị thận yếu thường xuyên bị đau lưng

Mất cân bằng nồng độ hormone sinh dục nam và nữ là một trong những dấu hiệu cũng rất đáng phải quan tâm, bởi khi thận yếu ngay lập tức nồng độ hormone cũng bị mất cân bằng theo. Chính vì vậy mà nhu cầu trong chuyện quan hệ tình dục ít nhiều cũng bị ảnh hưởng, nhất là ở nam giới.

3. Làm thế nào để chữa bệnh thận yếu?

Để chữa trị, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh cũng như biểu hiện ở mỗi người và đưa ra phương pháp, phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp chủ quan, tự ý chữa trị nhà, khiến cho bệnh không những không khỏi mà còn trở nên phức tạp hơn. Các bệnh về thận đều rất nghiêm trọng, người bệnh không nên tự chữa trị mà cần đến bệnh viện, các cơ sở y tế uy tín để điều trị.

Nên gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh sớm

Nên gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh sớm

Liệu pháp dinh dưỡng

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thận yếu. Đối với từng thể trạng khác nhau thì sẽ có một chế độ dinh dưỡng khác nhau, người bệnh nên đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa tư vấn kỹ càng hơn.

Đối với bệnh thận yếu người bệnh không nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất đạm như: trứng, sữa, cá, thịt,... và đồ ăn mặn. Với bệnh nhân nhẹ thì vẫn có thể ăn đồ ăn chứa chất đạm, tuy nhiên chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải.

Liệu pháp sử dụng thảo dược

Trong dân gian, hay Đông y có một số loại thuốc thảo dược từ thiên nhiên có chức năng hỗ trợ điều trị thận yếu rất hiệu quả. Tuy nhiên bệnh nhân tuyệt đối không tự ý điều chế hay sử dụng mà phải cần có sự chỉ định cũng như tư vấn từ bác sĩ.

Lọc máu

Nếu thận quá yếu và điều trị bảo tồn bằng cách điều trị nguyên nhân cơ bản, thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc không hiệu quả, thì giải pháp thay thế cuối cùng là lọc máu hoặc ghép thận tùy từng trường hợp.

Với những thông tin mà MEDLATEC chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về căn bệnh thận yếu, từ đó có cách phòng tránh, hạn chế hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt, khi bị bệnh, tuyệt đối không chủ quan mà phải được thăm khám, chẩn đoán và điều trị tích cực để tránh nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín được đông đảo khách hàng trên cả nước lựa chọn khi cần chăm sóc y tế, điều trị bệnh lý. Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân gặp vấn đề về sức khỏe, hãy đến Bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và điều trị. Liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số 1900 56 56 56 để được các nhân viên tại đây tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch khám nhanh nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ