Tin tức
Dấu hiệu thai lưu - bất cứ mẹ bầu nào cũng cần nằm lòng
- 18/04/2020 | Nhận biết dấu hiệu thai lưu và cách phòng tránh
- 13/04/2020 | Sảy thai có ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ không?
- 17/04/2020 | Xét nghiệm đo hoạt tính tế bào NK trong sàng lọc ung thư và sảy thai liên tiếp/vô sinh
1. Dấu hiệu thai lưu điển hình nhất
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, thai lưu là tình trạng chết khi đạt từ 20 tuần tuổi trở lên trước hoặc trong khi sinh. Các trường hợp thai mất trước 20 tuần tuổi được gọi là sảy thai.
Dấu hiệu thai lưu ban đầu không rõ ràng
Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng muốn thai nhi của mình phát triển khỏe mạnh an toàn, tuy nhiên cần nhận biết các dấu hiệu bất thường của thai để có thể can thiệp xử lý kịp thời. Đặc biệt thai chết lưu trong thời gian dài trong tử cung người mẹ có thể gây nhiễm trùng, rối loạn đông máu nguy hiểm. Dấu hiệu thai chết lưu cũng phụ thuộc vào độ tuổi thai gặp phải biến cố này như sau:
1.1. Thai chết lưu sớm: khi thai nhỏ hơn 27 tuần tuổi
Hầu hết các trường hợp này không xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng rất mờ nhạt, khó phát hiện. Chỉ ra các biến chứng xảy ra, người mẹ mới phát hiện bất thường và đi thăm khám kiểm tra.
Tuy nhiên nếu để ý quan sát, thai phụ có thể phát hiện các dấu hiệu thai chết lưu sớm như:
thai lưu có thể gây chảy máu âm đạo
- Giảm dấu hiệu thai nghén.
- Chảy máu âm đạo với số lượng ít, có thể màu nâu, hồng nhạt hoặc nâu đậm. Tuy nhiên vẫn có trường hợp thai nhỏ chết lưu không ra máu.
- Theo thời gian phát triển, bụng không to lên.
- Không cảm nhận được chuyển động thai. Mặc dù chuyển động thai ở giai đoạn 20 - 27 tuần tuổi này chưa rõ ràng nhưng mẹ vẫn cảm nhận được. Theo thời gian chuyển động thai sẽ tăng dần về tần suất, nếu sự phát triển nà không diễn ra, rất có thể cảnh báo thai chết lưu.
- Đau bụng, đau lưng. Các thai phụ mắc bệnh lý mạn tính (tiểu đường, huyết áp cao, suy thận,…) hoặc có nguy cơ thai chết lưu cần thăm khám định kỳ để sàng lọc phát hiện sớm tình trạng này. Việc thai chết lưu không có triệu chứng không phải là dấu hiệu an toàn, tình trạng này càng diễn ra lâu càng ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.
1.2. Thai chết lưu muộn: khi thai trên 27 tuần tuổi
Khi thai chết lưu ở giai đoạn muộn của thai kỳ, các triệu chứng đã trở nên rõ ràng, người mẹ có thể dễ dàng nhận biết và cảm nhận những thay đổi này:
Ra máu đen âm đạo
Cũng giống như thai chết lưu sớm, một số trường hợp thai lớn chết lưu không gây chảy máu âm đạo, một số trường hợp khác ra máu đen âm đạo.
Thai chết lưu không còn phát triển và không có chuyển động
Không thấy chuyển động thai
Mẹ bầu là người cảm nhận được rõ nhất các chuyển động thai mỗi giờ, mỗi ngày, ngoài ra khi áp tai hoặc chạm tay vào thành bụng cũng thấy được thai đạp. Thai trên 27 tuần tuổi có những chuyển động thai mạnh mẽ, tăng dần rõ ràng nên nếu không thấy thai đạp nữa, đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Một số trường hợp thai chết lưu sau 48 giờ xuất hiện những cơn co tử cung nhẹ khiến mẹ hiểu lầm là thai đạp.
Kích thước bụng không tăng
Theo sự phát triển của thai nhi, kích thước bụng của mẹ cũng tăng dần. Nhưng thai chết lưu không những không phát triển thêm mà còn bị teo dần đi, hết nước ối nên bụng mẹ cũng nhỏ dần đi.
Tiết sữa non
Dấu hiệu này cũng khá thường gặp ở những thai phụ bị thai chết lưu muộn, bầu ngực tiết sữa non sớm.
Triệu chứng thai kỳ suy giảm
Ở thời kỳ muộn của thai kỳ này, hầu hết các dấu hiệu thai nghén đã biến mất, tuy nhiên những người bị nôn nghén nặng, bệnh tim, tiền sản giật,… vẫn kéo dài. Nếu bệnh tự thuyên giảm và biến mất thì cần tới bệnh viện kiểm tra, xác định có bị thai lưu không nhé.
2. Quy trình điều trị thai chết lưu
Sau khi kiểm tra, chẩn đoán thai chết lưu, bác sĩ sẽ chỉ định cho thai ra ngoài bằng tự nhiên hoặc can thiệp, sau đó điều trị chống nhiễm trùng và rối loạn đông máu.
Trước đó, thai phụ cần được kiểm tra sức khỏe, nhất là xét nghiệm công thức máu và chức năng đông máu. Nếu có dấu hiệu rối loạn chức năng đông máu thì cần điều trị trước rồi mới giải quyết thai lưu. Thai lưu khiến mẹ bầu có nguy cơ nhiễm trùng cao, vì thế cần dùng kháng sinh toàn thân liều cao trong 5 - 7 ngày để phòng chống kể cả chưa có dấu hiệu.
Về các biện pháp cho thai ra ngoài, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe và kích thước thai để tư vấn. Có các biện pháp cho thai lưu ra là:
Chuyển dạ: Chuyển dạ tự nhiên sau khi thai lưu trên 48 giờ luôn được khuyến khích, tuy nhiên nếu gặp khó khăn, bác sĩ có thể can thiệp tiêm thuốc kích thích chuyển dạ.
Nạo thai: Nạo thai thường áp dụng với trường hợp thai lưu có kích thước nhỏ, tuy nhiên dễ để lại biến chứng tổn thương tử cung hoặc sót rau thai, mô thai trong tử cung.
Mổ lấy thai: Chỉ thực hiện khi các biện pháp cho thai lưu ra ngoài khác không khả thi vì gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản nói riêng và sức khỏe chung của sản phụ.
Thai chết lưu là sự việc mà bất cứ ai cũng không mong muốn xảy ra, hầu hết các trường hợp nguyên nhân không phải do bạn. Vì thế gia đình, bạn bè nên động viên cùng sản phụ vượt qua nỗi đau nặng nề này. Cùng với đó, việc kiểm tra tìm nguyên nhân và phòng ngừa thai chết lưu sau này cũng vô cùng quan trọng, mẹ nên sớm thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh Chuyên khoa.
Cần thực hiện đưa thai lưu ra tại cơ sở y tế uy tín
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế hàng đầu Việt Nam, với ưu điểm là trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật khám và xét nghiệm công nghệ cao cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Đặc biệt các gói Chăm sóc thai sản toàn diện của MEDLATEC đã đồng hành, giúp nhiều sản phụ có một thai kỳ trọn vẹn, khỏe mạnh, loại bỏ sớm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi, có thể gây thai chết lưu.
Nếu mẹ đang lo lắng về những dấu hiệu thai lưu, cần thăm khám và phòng ngừa, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56, MEDLATEC luôn đồng hành cùng bạn 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!