Tin tức

Thai lưu là gì và cần làm gì khi bị thai lưu để mẹ an toàn?

Ngày 29/08/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Hầu hết những mẹ bầu ít kinh nghiệm thường lo sợ các vấn đề có thể xảy ra với thai nhi. Trong đó thai lưu là biến cố đau lòng mà không mẹ bầu nào mong muốn, các biện pháp can thiệp y tế lúc này không thể cứu được tính mạng của trẻ. Vậy thai lưu là gì? Làm sao để phòng ngừa thai lưu?

1. Thai lưu là gì?

Có nhiều thông tin định nghĩa là hiện tượng thai lưu nhưng theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC, thai lưu (gọi đầy đủ là thai chết lưu) là hiện tượng thai chết trước hoặc trong khi sinh.

<a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/thai-luu-la-gi-va-can-lam-gi-khi-bi-thai-luu-de-me-an-toan-s74-n19463'  title ='thai lưu'>thai lưu</a> là gì, người từng gặp hiện tượng này cần được thăm khám bởi bác sĩ

Thai lưu là tình trạng chết thai trên 20 tuần tuổi

Khái niệm sảy thai và thai chết lưu là khác nhau mặc dù đều được hiểu là tình trạng mất thai. Sảy thai là hiện tượng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ, còn thai chết lưu là khi em bé đã lớn hơn 20 tuần tuổi. Nguyên nhân gây sảy thai thường do rối loạn nhiễm sắc thể, bất thường di truyền và nhiễm trùng bào thai.

Thai lưu được phân loại theo độ tuổi thai gồm:

- Thai chết lưu sớm: Khi thai mới đạt từ 20 - 27 tuần tuổi.

- Thai chết lưu muộn: Khi thai từ 28 - 36 tuần tuổi.

- Thai chết lưu trong thời điểm từ 37 tuần tuổi trở lên hoặc trong khi sinh.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu, vì thế việc xác định tìm nguyên nhân chính xác không hề đơn giản. Một nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra, đến hơn 50% trường hợp thai chết lưu không tìm được nguyên do dù đã thực hiện xét nghiệm kiểm tra hiện đại.

Thai lưu là gì cần thực hiện thăm khám, siêu âm

Khó xác định nguyên nhân chính xác gây thai lưu

Từ phía mẹ, nguyên nhân có thể do các bệnh lý mạn tính như: đái tháo đường, suy thận, viêm gan, huyết áp cao, thiếu máu, nhiễm ký sinh trùng,… Ngoài ra phụ nữ mang thai khi lớn tuổi, dinh dưỡng kém và lao động vất vả có nguy cơ bị lưu thai cao hơn nhiều so với người bình thường. Từ phía thai nhi, các rối loạn nhiễm sắc thể di truyền, phù nhau thai, rau thai quấn rốn, tim bẩm sinh nặng, vô sọ,… đều là nguyên nhân gây thai chết lưu.

2. Dấu hiệu nhận biết thai lưu

Để nhận biết và chẩn đoán thai lưu, dấu hiệu đặc trưng nhất là kiểm tra nhịp tim thai hoặc siêu âm tim thai. Tuy nhiên hầu hết trường hợp phát hiện qua dấu hiệu này do khám thai định kỳ hoặc khi thai phụ xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Thực tế nếu thai lưu xảy ra khi thai nhỏ, thai phụ thường rất khó nhận biết bởi triệu chứng không rõ rệt, nhất là giai đoạn đầu.

Các dấu hiệu nhận biết thai lưu mà mẹ bầu cần lưu ý như sau:

2.1. Chảy máu âm đạo

Vì thai phụ thường bị chảy máu âm đạo tại một số thời điểm nhất định của thai kỳ như ra máu báo thai, máu báo sinh,… nên thường chủ quan với hiện tượng này. Tuy nhiên chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu của lưu thai cần đặc biệt lưu ý. Thai chết lưu dễ dẫn xuất hiện tình trạng nhiễm trùng trong tử cung, làm vỡ nước ối, chảy máu âm đạo.

Thai lưu là gì là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

Ngừng đột ngột chuyển động thai có thể là dấu hiệu thai lưu

2.2. Giảm đột ngột các chuyển động thai

Thông thường, thai lớn hơn 20 tuần tuổi đã bắt đầu có sự chuyển động trong bụng mẹ như thai đạp bụng, thai phụ cũng có thể cảm nhận được chúng một cách dễ dàng. Chuyển động thai ở mỗi thai nhi và các thời điểm của thai kỳ là khác nhau, tuy nhiên đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh.

Chuyển động thai thường tăng dần từ 20 tuần tuổi đến khoảng 32 tuần tuổi, sau đó giữ nguyên cho tới khi sinh. Có thể kiểm tra chuyển động thai có bình thường hay không bằng việc đếm số lần thai đạp vào cùng thời điểm trong ngày hoặc số lần thai đạp sau khi mẹ ăn 4 giờ.

Nếu chuyển động thai giảm đáng kể hoặc mẹ không hề cảm nhận được bất cứ chuyển động thai nào trong vòng 2 giờ trở lên, đây rất có thể là dấu hiệu thai lưu, hãy sớm tới thăm khám và kiểm tra nhé.

2.3. Đau bụng nhẹ đến nặng

Hiện tượng đau bụng cũng thường xuất hiện ở những thai phụ bị thai chết lưu, nhất là khi thời gian chết lưu lâu và xuất hiện tình trạng nhiễm trùng.

Thai lưu là gì có thể bị đau bụng

Đau bụng, nhiễm trùng do thai lưu là dấu hiệu nguy hiểm

Ngoài ra, sản phụ cũng có thể gặp phải một số dấu hiệu toàn thân như: đau lưng dữ dội, sốt cao, chóng mặt, chuột rút,… Nhưng những dấu hiệu này không phải lúc nào cũng cho biết thai lưu, có thể do bệnh lý hoặc triệu chứng thai kỳ khác.

3. Cần làm gì khi phát hiện thai lưu?

Có nhiều người phụ nữ đã phải đối mặt với tình trạng thai chết lưu, đây là cú sốc lớn khiến họ đau buồn trong thời gian dài. Tuy nhiên thai phụ lẫn gia đình vẫn cần ổn định tâm lý và thực hiện can thiệp đưa thai ra ngoài an toàn.

3.1. Nếu thai nhỏ

Nếu thai nhỏ, khi siêu âm thai không thấy tim thai hoặc nhịp tim thai, để chắc chắn thai chết lưu, bác sĩ sẽ hẹn thai phụ tái khám sau khoảng 3 - 7 ngày.

3.2. Nếu thai lớn

Việc đưa thai lớn bị chết lưu ra ngoài gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm hơn cho thai phụ, do đó khi đã chẩn đoán chắc chắn, thai phụ cần kiểm tra sức khỏe liên quan như: nhóm máu, kiểm tra chức năng đông máu, bệnh lý mạn tính,… Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ giải thích, tư vấn để mẹ bầu lẫn gia đình ổn định tâm lý trước thời khắc đau lòng này.

Thai lưu là gì

Thai chết lưu cần được sớm đưa ra ngoài để đảm bảo an toàn cho mẹ

Với thai lưu, bác sĩ luôn ưu tiên cố gắng để người mẹ sinh thường, có thể can thiệp bằng thuốc hoặc các biện pháp đẩy sinh khác. Chỉ trong trường hợp thai chết lưu kích thước lớn hoặc điều kiện sức khỏe thai phụ không cho phép mới can thiệp mổ lấy thai.

Thai chết lưu thường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mẹ, do đó cần ưu tiên lấy thai ra càng sớm càng tốt, đồng thời kiểm tra phòng ngừa nhiễm trùng, tổn thương tử cung. Hơn nữa, người phụ nữ gặp phải tình trạng thai chết lưu đều đau buồn, tâm sinh lý ảnh hưởng nghiêm trọng, vì thế người chồng, gia đình và bạn bè nên ở bên cạnh an ủi, giúp đỡ họ vượt qua.

Như vậy trong bài viết này, MEDLATEC đã cung cấp những thông tin Thai lưu là gì? Dấu hiệu nhận biết thai lưu và biện pháp xử lý tốt nhất. Hy vọng bài viết này giúp các mẹ đã phải trải qua giai đoạn khó khăn này có được kiến thức đầy đủ hơn để có kỳ mang thai an toàn và khỏe mạnh hơn.

Nếu cần tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản, thai kỳ, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ