Tin tức

Dấu hiệu và phương pháp điều trị dứt điểm bệnh ghẻ ở người?

Ngày 17/03/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Ghẻ tuy không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người, nhưng nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống, là hiểm họa lớn tới nhiều người xung quanh ta bởi sức lây lan nhanh chóng của bệnh. Vậy bạn đã thực sự hiểu biết một cách đúng đắn về căn bệnh này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm qua bài chia sẻ sau đây nhé!

1. Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh? Khả năng lây lan bệnh?

Bệnh ghẻ là một căn bệnh về da khá phổ biến, nó bắt nguồn từ một loại côn trùng ký sinh trên bề mặt da có tên gọi khoa học là Sarcoptes scabiei hominis. Căn bệnh này đã xuất hiện từ rất lâu đời, tận mấy ngàn năm trước và thường xuất hiện ở những nơi tập trung dân cư đông đúc, có điều kiện chưa phát triển nhiều và vệ sinh kém. Bệnh sẽ không gây ra quá nhiều tổn hại đến tình hình sức khỏe con người nhưng nếu không được điều trị sẽ dẫn tới các biến chứng như chàm da, nhiễm trùng da hay viêm cầu thận cấp.

Nguyên nhân gây bệnh là do công trùng ghẻ ký sinh trên da và phát triển lây lan rất nhanh tới các vùng da lân cận. Côn trùng ghẻ đực sẽ không thể gây bệnh bởi nó sẽ bị chết sau khi giao hợp với ghẻ cái, vì vậy chủ yếu bệnh ghẻ là do ghẻ cái gây ra. Côn trùng ghẻ được chia ra làm rất nhiều loài và có thể xuất hiện trên cơ thể động vật lẫn cơ thể người, thậm chí bệnh ghẻ có thể được lây truyền từ động vật sang người.

Bệnh ghẻ có thể bị lây truyền từ động vật sang người

Bệnh ghẻ có thể bị lây truyền từ động vật sang người

Côn trùng ghẻ cái (hay được gọi là cái ghẻ) có hình dạng rất nhỏ bé chỉ khoảng 0,25 mm nhưng cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu chú ý. Cái ghẻ có hình bầu dục, 8 chân và có vòi để hút thức ăn, nó sẽ được thấy như một đốm màu trắng di chuyển trên bề mặt da. Khả năng sinh sản của ghẻ cái rất nhanh vì vậy nếu người bệnh không phát hiện bệnh sớm thì rất dễ bị lây lan diện rộng và lây cho cả những người xung quanh.

Những con côn trùng ghẻ cái ký sinh trên da và tiết ra một loại enzyme có tên proteases khiến tầng lớp sừng ở da bị suy giảm sau đó chúng sẽ di chuyển đến các lớp khác nhau trên da một cách dễ dàng. Ghẻ sẽ ăn các lớp mô trong da đã bị phân hủy và tạo ra các hang chứa phân của chúng trên các lớp da. Tuy vậy, loại côn trùng này lại không tiêu thụ máu và các tế bào khác trong cơ thể.

Một số triệu chứng bệnh ghẻ mà mỗi chúng ta đều có thể nhận biết sớm như:

  • Các nốt mụn xuất hiện trên da có dạng bọng nước nhỏ được gọi là mụn ghẻ nước, nó thường xuất hiện ở các vùng da mỏng dễ tổn thương như các kẽ ngón tay, ngón chân, cổ tay, vú, thắt lưng, kẽ mông,...

  • Những đường hầm ghẻ xuất hiện bởi việc di chuyển liên tục của các con côn trùng ghẻ tạo ra các đường hầm (hay còn gọi là luống ghẻ) dưới bề mặt da, có độ dài tầm 3 - 5 mm, gây tổn thương da. Đường hầm thường phân bố ở đường chỉ lòng bàn tay, nếp gấp cổ tay, kẽ ngón tay, quy đầu.

  • Các nốt sẩn cục, sẩn huyết thanh xuất hiện đặc biệt ở vùng bẹn, nách,...

  • Những vết xước da, đỏ da, đau rát hay vảy da cũng dần dần xuất hiện. Trường hợp bệnh kéo dài trong khoảng thời gian dài sẽ có thể khiến da bị nhiễm trùng, chàm và mụn mủ.

  • Những cơn ngứa ngáy khó chịu vùng da bị ghẻ xâm phạm, đặc biệt triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều vào ban đêm khi mà ghẻ cái bắt đầu chui ra khỏi hang để tìm kiếm thức ăn và giao phối.

  • Một số trường hợp người bệnh sẽ bị các nốt mụn, nốt vảy tràn hết toàn bộ bề mặt da. Những người bệnh này bị tác động từ một loại ghẻ đến từ Na Uy, loại ghẻ này sẽ thường gây tổn thương lớn đến những đối tượng có hệ miễn dịch yếu kém.

Bệnh ghẻ có thể được lây nhiễm từ người sang người một cách dễ dàng bởi việc tiếp xúc với phần da bị bệnh, bệnh cũng có thể bị lây từ việc dùng chung đồ đạc, mặc chung quần áo,... Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và gãi lên các vùng hang ghẻ cái sau đó lại chạm tới các vùng khác trên cơ thể khiến cho bệnh bị lây lan một cách gián tiếp bởi chính người bệnh. Bên cạnh đó, thời gian ủ bệnh có thể lên tới 6 tuần vì vậy khả năng lây nhiễm mà không được phát hiện sớm là điều khó tránh khỏi.

Thời gian ủ bệnh ghẻ có thể lên tới 6 tuần

Thời gian ủ bệnh ghẻ có thể lên tới 6 tuần

2. Chữa trị bệnh ghẻ bằng cách nào?

Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ:

  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, quần áo, chăn đệm đều phải được giặt sạch và phơi khô;

  • Nếu phát hiện bệnh ghẻ, cần điều trị cho mọi người trong gia đình, tập thể, nhà trẻ;

  • Bôi thuốc đúng cách.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc tốt có thể điều trị bệnh ghẻ một cách nhanh chóng và hiệu quả như thuốc: 

  • Kem permethrin 5%: Bôi ngoài da, lưu lại từ 8 - 14h. Bôi nhắc lại sau 7 ngày;

  • Ivermectin, 200 µg/kg: dùng liều duy nhất, có thể nhắc lại sau 10 - 14 ngày. Tính đến hiện tại đây là thuốc chưa được bệnh ghẻ có tính hiệu quả cao;

  • Lindan 1%: dạng lotion, bôi và lưu được trên da trong vòng 8h rồi tắm lại với nước. Trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng;

  • Sulfur 5 - 10% dang sương: trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú có thể sử dụng nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.  

Ngoài ra, các loại thuốc đông y cũng được nhiều người tin dùng (tuy nhiên người bệnh không nên tùy ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc và ít người biết đến)

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc để trị bệnh, quý bạn đọc cũng có thể tham khảo những phương pháp dân gian đã được rất nhiều người thử nghiệm và đạt hiệu quả tốt như việc sử dụng nước muối, lá trầu không hay lá đào để vệ sinh và chữa trị vết thương tổn do ghẻ cái gây ra.

Bệnh ghẻ được xem là một trong những bệnh lý không thể chữa trị triệt để hoàn toàn mà không bao giờ tái bệnh. Một người có thể bị cái ghẻ xâm hại bất kỳ lúc nào, chính vì vậy việc phòng ngừa bệnh cũng cần được mọi người quan tâm. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh như:

  • Luôn giữ cơ thể và đồ dùng cá nhân sạch sẽ.

  • Cải thiện môi trường sống bằng cách luôn giữ gìn vệ sinh nơi ở và các khu công cộng.

  • Phát hiện người thân bị bệnh thì nên tránh tiếp xúc trực tiếp, tìm hiểu xem khả năng lây lan ra sao để tìm ra cách thức điều trị sớm nhất.

  • Giữ khoảng cách với các loại động vật hoang dã hoặc thú cưng của người lạ, giảm khả năng lây bệnh ghẻ từ động vật sang người.

Phòng ngừa bệnh ghẻ bằng cách giữ gìn vệ sinh nơi ở

Phòng ngừa bệnh ghẻ bằng cách giữ gìn vệ sinh nơi ở

Trong trường hợp bạn phát hiện thấy cơ thể có các dấu hiệu chứng tỏ ghẻ cái đã xâm hại cơ thể thì việc tìm đến các y bác sĩ để nhận sự trợ giúp là việc nên làm. Ngoài việc khám bệnh và chỉ định các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả thì các bác sĩ còn đưa ra rất nhiều lưu ý về bệnh có liên quan để người bệnh tiện theo dõi tình hình sức khỏe hiện tại cũng như tương lai.

Quý bạn đọc hãy liên hệ tới bệnh viện MEDLATEC qua số hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám bệnh một cách dễ dàng nhất.

Từ khoá: Ghẻ bệnh ghẻ

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.