Tin tức
Đau lưng dưới: khi nào nên đi khám để được tư vấn và điều trị?
- 03/03/2015 | Những nguyên nhân thường gặp gây đau lưng
- 15/04/2015 | Tình trạng đau lưng và đau vai gáy tăng vọt ở “thế hệ iPad”
- 08/06/2020 | Giảm đau lưng khi mang thai cho mẹ bầu bằng những cách đơn giản
- 31/03/2015 | 5 thói quen dễ gây đau lưng
- 23/04/2020 | Hiện tượng đau lưng dưới là dấu hiệu của bệnh gì?
1. Đau lưng dưới nguyên nhân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những cơn Đau lưng dưới, nhưng có thể chia thành 2 nhóm chính là do nguyên nhân cơ học gây áp lực và tổn thương, nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị.
1.1. Nguyên nhân cơ học gây đau lưng dưới
Nguyên nhân này chiếm hầu hết các trường hợp bệnh nhân, chủ yếu tác động đến xương cột sống, khớp, đĩa đệm và ảnh hưởng gây đau. Cụ thể như sau:
- Do bong gân
Bong gân là tổn thương thường gặp khi người bệnh thực hiện động tác quá mạnh và đột ngột chưa đến mức gây gãy xương hay trật khớp. Tổn thương này dẫn tới căng hoặc rách dây chằng, kích hoạt cơn co thắt cơ lưng và gây đau.
- Thoái hóa đĩa đệm
Thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay gây ra những cơn đau thắt lưng dưới. Bệnh xảy ra khi các thành phần của đĩa đệm bị thoái hóa, đĩa đệm bị chèn ép và phình ra gây đau thắt lưng. Đôi khi những chuyển động bất thường của đĩa đệm cũng gây ra triệu chứng này.
Thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng dưới
- Dây thần kinh tọa bị chèn ép
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất, chạy từ vùng thắt lưng xuống chân con người. Khi dây thần kinh này bị chèn ép sẽ gây những cơn đau thắt vùng lưng dưới, hông, mông, đùi hoặc có thể đến cả bàn chân.
- Bệnh lý rễ thần kinh
Rễ thần kinh tại cột sống bị viêm sưng, chèn ép hoặc tổn thương cũng gây những cơn đau thắt cho người bệnh. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ran, đau tê lan tỏa khắp cơ thể theo đi đi của rễ thần kinh. Bệnh lý này có thể gặp phải khi vỡ đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm chèn ép.
- Do chấn thương
Chấn thương tác động lên bất cứ dây thần kinh nào từ tủy sống hoặc cột sống cũng gây ra tình trạng đau lưng dưới kéo dài. Nguyên nhân thường là chấn thương do ngã, chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông.
- Hẹp cột sống
Bệnh lý này khá hiếm gặp, làm tăng áp lực lên dây thần kinh và tủy sống, gây đau tê lưng dưới và lan dần đến chân.
- Bất thường về xương khác
Nguyên nhân do bất thường về cấu trúc, dị tật bẩm sinh khác như: dị tật cột sống, vẹo cột sống,…
Đau lưng dưới thường điều trị khá đơn giản
Nhìn chung đau lưng dưới do các nguyên nhân cơ học tác động không quá nguy hiểm, song cần điều trị tích cực sớm để tránh biến chứng nguy hiểm do tổn thương dây thần kinh và xương.
1.2. Đau lưng dưới do nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng
Những bệnh lý nghiêm trọng gây đau lưng dưới không thường gặp nhưng nếu bệnh xảy ra cần sớm được chẩn đoán và điều trị sớm, bao gồm:
- Nhiễm trùng
Nhiễm trùng liên quan đến cột sống như viêm đĩa đệm, viêm tủy xương, viêm khớp giữa cột sống và xương chậu cũng có thể gây đau lưng dưới. Tuy nhiên nguyên nhân này khá hiếm gặp.
- Do khối u
Khối u vùng lưng, cột sống lưng thường là khối u ung thư di căn từ các vùng khác của cơ thể. Ngoài đau lưng dưới, người bệnh còn bị suy giảm sức khỏe và các triệu chứng ung thư nghiêm trọng khác.
- Phình động mạch chủ bụng
Động mạch chủ bụng có vai trò mang máu từ tim đi nuôi vùng ổ bụng và cấp máu chia cho 2 động mạch chậu. Phình động mạch chủ sẽ gây ra tình trạng giãn khu trú lòng mạch và đau lưng dưới là dấu hiệu xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng, có nguy cơ vỡ.
- Sỏi thận
Sỏi thận gây đau lưng dưới theo từng cơn nhưng thường lệch về 1 bên.
Sỏi thận thường gây đau lưng dưới lệch 1 bên
- Hội chứng chùm đuôi ngựa
Hội chứng chùm đuôi ngựa là tình trạng rối loạn chức năng vận động và cảm giác phần cơ thể dưới do rễ thần kinh chùm đuôi ngựa bị chèn ép. Đau lưng dưới cũng là dấu hiệu bệnh tiến triển nặng, cần sớm can thiệp y tế để tránh biến chứng liệt vĩnh viễn.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân bệnh lý khác có thể gây đau lưng dưới như: Loãng xương, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, lạc nội mạc tử cung, hội chứng đau nhức toàn thân,… Mặc dù nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm gây đau lưng dưới không phổ biến song cũng cần đặc biệt lưu ý bởi việc điều trị khó khăn, diễn biến khó lường và biến chứng nguy hiểm.
2. Làm gì để giảm đau lưng dưới?
Với tình trạng đau lưng dưới do tác động cơ học và tình trạng đau không quá nặng, bệnh nhân có thể tự chăm sóc giảm đau tại nhà như sau:
- Dừng hoạt động thể chất, bê vác nặng: Cố gắng hoạt động thể chất, tập thể thao hay bê vác nặng càng khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Hãy cố gắng nghỉ ngơi một vài ngày nhé.
- Chườm đá: Chườm nước đá mát trong vòng 48 - 72 giờ đầu tiên khi bị đau lưng dưới giúp cơn đau giảm đáng kể. Sau đó bạn có thể chuyển sang chườm ấm.
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Thuốc giảm đau acetaminophen, ibuprofen,… không kê đơn cũng giúp bạn giảm bớt khó chịu và đau đớn.
- Đổi tư thế nằm: Nằm nghiêng, cong đầu gối với gối êm đặt giữa 2 chân sẽ giúp bạn thoải mái hơn, giảm áp lực lên lưng dưới và cơn đau cũng thuyên giảm.
- Mát xa và tắm nước ấm giúp làm giãn các cơ bị cứng ở lưng, giảm sưng đau.
Nếu sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc này sau 3 - 4 ngày mà cơn đau vẫn không thuyên giảm thì bạn nên tới cơ sở y tế để thăm khám.
Mát xa giúp giảm cơn đau nhức lưng
3. Điều trị đau lưng dưới do bệnh lý thế nào?
Tùy theo nguyên nhân bệnh lý gây chứng đau lưng dưới, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp dành cho bạn. Các phương pháp có thể dùng bao gồm:
- Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc kê toa giúp giảm đau lưng dưới như: Steroid giảm viêm, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm không steroid, tiêm corticosteroid, dùng thuốc giảm đau codein,…
- Vật lý trị liệu
Các bài tập có thể được chỉ định cho bệnh nhân đau lưng dưới như: Mát xa, xoa bóp lưng và cột sống, kéo dãn cột sống,…
- Phẫu thuật
Phẫu thuật sẽ được chỉ định với trường hợp nghiêm trọng khi các phương pháp điều trị khác đều không hiệu quả. Một số trường hợp khẩn cấp thì phẫu thuật cũng được chỉ định để ngăn ngừa biến chứng.
Đau lưng dưới mặc dù thường không phải do các nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm song người bệnh cũng không nên chủ quan, theo dõi tình trạng bệnh và áp dụng các phương pháp điều trị tích cực. Nếu bệnh diễn tiến nặng không thuyên giảm, hãy liên hệ với MEDLATEC để được tư vấn và điều trị sớm nhất qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!