Tin tức

Đau lưng sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Ngày 24/03/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Đau lưng là nỗi lo của đại đa số chị em sau mỗi lần sinh nở. Tuy không nguy hiểm nhưng tình trạng này tác động xấu đến sinh hoạt hằng ngày của các bà mẹ. Vậy tại sao lại bị đau lưng sau sinh? 

1. Tổng quan về chứng đau lưng sau sinh 

Nhiều thai phụ sau khi sinh gặp phải tình trạng lưng đau nhức kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày liên tục. Thời gian đau lưng có thể lên đến vài tháng hoặc vài năm sau. Thống kê cho thấy có tới hơn nửa số lượng các bà mẹ đều mắc chứng đau lưng sau sinh này. 

Đau lưng sau sinh gây khó chịu cho chị em phụ nữ

Đau lưng sau sinh gây khó chịu cho chị em phụ nữ

Vấn đề này thường diễn ra khi các mẹ thực hiện các chuyển động như: cúi người bế em bé, nâng em bé hoặc đơn giản là đi bộ,.... Các bác sĩ sẽ thăm khám, xác định nguyên nhân và từ đó đưa ra biện pháp điều trị hợp lý, có thể là tập thể dục, nghỉ ngơi, thư giãn,... tương ứng với mức độ nghiêm trọng của cơn đau.

2. Vì sao mẹ bé thường bị đau lưng sau sinh?

Hầu hết các trường hợp đau lưng sau thời gian sinh nở đều có liên quan đến những ảnh hưởng của giai đoạn thai kỳ tác động lên xương. Đôi khi, chị em phụ nữ bị chấn thương trong lúc sinh con, cụ thể là khu vực xương chậu, các mô mềm, lưng dưới, khớp,...làm cho bạn cảm thấy khó chịu và đau đớn. Mặc khác, đau lưng sau sinh còn có thể do tác dụng phụ của thuốc gây mê.

2.1. Nội tiết tố thay đổi gây đau lưng

Không chỉ làm bụng có kích thước lớn hơn bình thường, việc mang thai còn khiến cơ thể bạn có những thay đổi khó nhận ra. Một trong số đó là thay đổi về nội tiết tố. Cụ thể, cơ thể sản phụ sẽ tiết ra một loại hormone gọi là relaxin có tác dụng làm cho các dây chằng và khớp được nới lỏng, góp phần giúp em bé ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Đây cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng đau lưng sau sinh. 

Nội tiết tố thay đổi sau khi sinh gây đau lưng

Nội tiết tố thay đổi sau khi sinh gây đau lưng

Đặc biệt là những sản phụ sinh mổ cũng không ngoại lệ, hormone này tiết ra như thường làm cho sự liên kết của khớp và dây chằng lỏng lẻo làm lưng bị căng quá mức. Từ đó dẫn đến các cơn đau ở vùng giữa lưng hoặc lưng dưới.

2.2. Tăng cân sau sinh gây đau lưng

Cơ thể của sản phụ có xu hướng tăng cân sau khi sinh, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến đau lưng. Bên cạnh đó, khi mang thai, kích thước cùng trọng lượng của bụng tăng làm cho cơ thể họ có xu hướng đổ người về phía trước. Điều này làm cho cột sống phải chịu áp lực dẫn đến bị căng, từ đó gây đau lưng sau sinh.

2.3. Đau ở vị trí xương chậu dẫn đến đau lưng

Trong quá trình mang thai, vùng xương chậu của các sản phụ sẽ có những thay đổi đáng kể để dễ dàng cho việc sinh con. Những thay đổi này có thể theo bạn rất lâu, khoảng từ vài tháng hoặc lâu hơn là mấy năm, từ đó trở thành mạn tính. Nhiều trường hợp chị em phụ nữ sau khi sinh có cảm giác đau đồng thời ở cả vùng chậu lẫn thắt lưng.

2.4. Đau bắt nguồn từ tư thế mẹ cho em bé bú

Các mẹ thường có thói quen cúi gằm mặt xuống nhìn con khi cho bé bú. Điều này làm cho cổ bị căng gây ra tình trạng đau nhức ở vùng cổ, sau đó lan xuống tới lưng. Đặc biệt nhún vai hướng về phía em bé cũng là một tư thế xấu có thể gây đau lưng sau sinh mà các mẹ nên chú ý.

Thói quen cúi đầu nhìn con của các mẹ gây ra đau lưngThói quen cúi đầu nhìn con của các mẹ gây ra đau lưng

2.5. Tác dụng của thuốc tê dẫn đến đau lưng

Gây tê màng cứng khi sinh làm chị em bị đau trong khoảng thời gian đầu sau sinh. Với phương pháp này, thuốc tê được tiêm vào tủy sống của sản phụ làm khu vực xung quanh đó bị co thắt theo từng cơn. Chính những cơn co thắt này tiếp diễn trong vài tháng sau đó đã gây ra tình trạng đau lưng sau sinh của các mẹ.

3. Cách điều trị 

Các cơn đau lưng này không gây nguy hiểm cho chị em chúng mình, tuy nhiên nó ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày của bạn. Do đó, để hồi phục nhanh hơn, các mẹ có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau lưng sau đây.

3.1. Uống thuốc giảm đau 

Có khá nhiều loại thuốc giúp giảm tình trạng đau lưng như Acetaminophen,  opioid,... Nhưng đối với các mẹ đang còn trong giai đoạn cho con bú thì không được tự ý sử dụng thuốc, tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước. 

3.2. Bài tập thực hiện tại nhà giúp hỗ trợ, giảm tình trạng đau lưng

Các mẹ có thể làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tập những bài tập giúp điều chỉnh lại tư thế hoặc phạm vi chuyển động sau sinh. Điều này có tác dụng kéo dãn, tăng sức mạnh của lưng, tăng cơ quanh cột sống và mô mềm,… giúp giảm thiểu cơn đau lưng tái phát.

Ngoài ra, chị em cũng có thể tập gập người về phía trước (hoặc các bài tập uốn dẻo khác) để kéo thẳng vùng thắt lưng, giúp cơ bụng khỏe hơn đồng thời sức mạnh cột sống được cải thiện. Những bài tập như uốn cong về phía sau làm cho cột sống được ổn định hơn, tăng sức mạnh các cơ. Bên cạnh đó, các mẹ có thể tham khảo một số bài tập khác như: duỗi gối đến ngực, nâng chân thẳng, nâng chân với tư thế nằm nghiêng,…

Các bài tập tại nhà giúp giảm đau lưng hiệu quả

Các bài tập tại nhà giúp giảm đau lưng hiệu quả

3.3. Vật lý trị liệu 

Phương pháp này được giới chuyên gia đánh giá là cách an toàn nhất cho mẹ giúp giảm các cơn đau lưng sau sinh. Vật lý trị liệu có thể dùng để thay thế cho thuốc giảm đau, giúp kiểm soát cơn đau lưng của chị em. Bạn nên đến các trung tâm vật lý trị liệu uy tín để được điều trị một cách tốt nhất. Những phương pháp thường được các mẹ áp dụng như:

  • Liệu pháp thủy sinh.

  • Dùng sóng âm, điện xung hoặc laser để kích thích dây thần kinh.

  • Liệu pháp nhiệt nóng lạnh.

  • Dùng máy áp lực hơi hoặc massage, xoa bóp bằng tay để các cơ và cột sống được thư giãn.

Vật lý trị liệu cũng rất hiệu quả

Vật lý trị liệu cũng rất hiệu quả

Khi lưng của các mẹ có biểu hiện bất ổn, hãy gọi vào số hotline 1900 56 56 56 để được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn tận tình. Đồng thời, bạn cũng có thể đến khám Bảo hiểm y tế trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, tại đây có áp dụng bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị bảo hiểm bảo lãnh toàn quốc.

Về cơ bản, đau lưng sau sinh là tình trạng không hiếm gặp. Nó làm cho cơ thể chị em phụ nữ đau nhức, gây khó chịu và bất tiện trong các hoạt động thường ngày. Do đó, bạn nên thực hiện các phương pháp điều trị như trên để giúp giảm sự đau nhức ở vùng lưng. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ