Tin tức

Dây thun niềng răng và những điều bạn nên biết

Ngày 01/11/2023
Lương Thanh Thủy

Dây thun niềng răng và những điều bạn nên biết

Trong hành trình niềng răng chỉnh nha, không ít trường hợp sẽ phải dùng đến dây thun. Vậy tại sao lại phải dùng dây thun niềng răng, có những loại thun nào, nên làm gì và không nên làm gì trong quá trình dùng thun,... Lời giải đáp cho những băn khoăn này sẽ nằm ngay trong nội dung chia sẻ dưới đây.

1. Dây thun niềng răng là gì?

Thun niềng răng là một loại khí cụ chỉnh nha có độ đàn hồi tốt, được dùng để tạo áp lực nhẹ và liên tục, giúp răng di chuyển về đúng vị trí. Khả năng đàn hồi của dây thun sẽ giúp áp lực được phân phối đều trên các răng và tăng khả năng di chuyển của răng mà không gây ra cảm giác đau đớn.

Dây thun niềng răng - một loại khí cụ được dùng để hỗ trợ chỉnh hình nha khoa

Dây thun có nhiều kích thước và độ đàn hồi khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và quy trình niềng răng mà nha sĩ sẽ lựa chọn loại thun phù hợp để sử dụng. Không phải mọi trường hợp niềng răng đều cần dùng đến dây thun, bác sĩ nha khoa sẽ cân nhắc để đưa ra chỉ định cụ thể nếu cần dùng tới khí cụ này.

2. Tại sao sử dụng dây thun khi niềng răng?

Việc sử dụng dây thun niềng răng không chỉ là một phần quan trọng của quá trình niềng răng mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho người sử dụng:

- Dây thun niềng răng được thiết kế với đặc tính linh hoạt, giúp tạo ra áp lực nhẹ nhàng nhưng hiệu quả để bác sĩ nha khoa điều chỉnh và kiểm soát chính xác độ đàn hồi của dây thun. Nhờ đó mà bác sĩ đảm bảo áp lực được phân phối đều trên từng răng để đạt được hiệu quả niềng tốt nhất.

- Dây thun tăng cường sức mạnh của áp lực niềng, từ đó giúp răng di chuyển nhanh chóng và đến được vị trí mong muốn. Điều này không chỉ giảm thời gian niềng mà còn giảm nguy cơ tái phát sau khi quá trình niềng răng hoàn thành.

- Bác sĩ nha khoa có thể tùy chỉnh loại dây thun, kích thước và độ đàn hồi phù hợp với từng trường hợp cụ thể để đạt được hiệu quả niềng răng tối ưu.

3. Các loại dây thun niềng răng và cách sử dụng

Có rất nhiều loại dây thun niềng răng, mỗi loại có công dụng và cách dùng riêng:

Một số loại dây thun niềng răng hay được sử dụng

3.1. Dây thun tách kẽ

Đây là loại dây thun được thiết kế dạng dải cao su hình tròn đường kính 1cm dùng để chèn vào giữa răng nhằm tạo ra một khoảng trống đủ để đặt khâu band niềng. Sự có mặt của các band niềng sẽ giữ cho dây cung được chắc chắn và có khả năng chịu lực tốt, giúp việc điều chỉnh răng có kết quả cao.

3.2. Dây thun liên hàm

Đường kính của dây thun liên hàm lớn hơn so với dây thun tách kẽ. Loại dây thun này được móc vào hooks chỉnh nha từ hàm trên xuống hàm dưới để tạo ra lực kéo giúp răng di chuyển về đúng vị trí và khắc phục tình trạng khớp cắn hở.

Người dùng dây thun liên hàm mỗi ngày cần đổi thun 2 - 3 lần để răng di chuyển liên tục, nhờ đó mà hiệu quả chỉnh nha sẽ sớm đạt được.

3.3. Dây thun buộc tại chỗ

Loại dây thun này có hình dáng dải cao su nhiều vòng tròn phía trên có gắn mắc cài để đóng khoảng răng thưa lại cho răng khít và đều hơn.

3.4. Dây thun kéo

Cơ chế hoạt động của dây thun kéo là cơ chế trượt để di chuyển răng và điều chỉnh khớp cắn nhằm mục đích giúp răng được thẳng hàng. Khi dùng loại thun này, nha sĩ sẽ gắn một đầu thun lên mắc cài hàm trên còn đầu kia gắn vào hàm dưới để tạo ra một lực kéo gây áp lực cho mắc cài, nhờ đó mà điều chỉnh răng về vị trí như mong muốn.

4. Những điều nên làm khi đeo thun chỉnh nha

Việc đeo dây thun niềng răng đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt để mang lại cảm giác thoải mái và đạt được hiệu quả cao nhất cho quá trình chỉnh nha. Vì thế, bạn cần:

- Tuân thủ đúng lịch hẹn của nha sĩ để kiểm tra và điều chỉnh thun nhằm đảm bảo đang duy trì đúng áp lực cần thiết.

- Chải và làm sạch dây thun sạch sẽ để ngăn chặn tình trạng sâu răng và viêm nướu.

- Tránh ăn đồ ngọt quá nhiều để phòng ngừa nguy cơ sâu răng và làm giảm độ đàn hồi của dây thun.

- Nếu được bác sĩ yêu cầu thực hiện các động tác hoặc bài tập với dây thun thì nên thực hiện đúng để tăng cường hiệu quả của quá trình niềng răng.

- Nếu phát hiện dây thun niềng răng bị hỏng hay gặp vấn đề bất thường thì nên báo ngay với bác sĩ nha khoa để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Nếu dây thun niềng răng bị hỏng hoặc có vấn đề bất thường thì nên đến nha sĩ để được khắc phục đúng cách

5. Những điều không nên làm khi đeo thun chỉnh nha

Để hiệu quả sử dụng dây thun niềng răng không bị ảnh hưởng thì bạn nên tránh một số việc làm sau:

- Bỏ qua lịch hẹn của nha sĩ vì điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh thun đối với hiệu quả niềng răng.

- Ăn đồ ăn quá cứng hoặc dính vì điều này có thể làm hỏng thun và làm chậm tốc độ của quá trình niềng răng.

- Tự mua thun về thay thế khi thun bị hỏng mà không tham vấn ý kiến nha sĩ vì điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.

6. Một số câu hỏi thường gặp về dây thun niềng răng

6.1. Đeo dây thun niềng răng có đau không?

Thường thì, vài ngày đầu sau khi niềng răng đeo dây thun có thể gây cảm giác đau nhức nhẹ, nhưng điều này sẽ giảm đi khi bạn quen với sự có mặt của dây thun và việc niềng răng.

6.2. Thời gian đeo dây thun mỗi ngày là bao lâu?

Thời gian đeo thun mỗi ngày thường khoảng 20 - 22 giờ, tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

6.3. Làm sao để làm sạch dây thun?

Sử dụng bàn chải và nước ấm để làm sạch dây thun, tránh sử dụng nước nóng vì chúng có thể khiến dây thun bị mềm.

Những thông tin chi tiết về dây thun niềng răng trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu được vai trò của khí cụ này và cách sử dụng, chăm sóc răng miệng để giúp việc dùng dây thun mang lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình niềng răng. Nếu cần tìm hiểu về phương pháp niềng răng chỉnh nha có sử dụng đến dây thun, quý khách có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 để nhận tư vấn chi tiết từ tổng đài viên MedDental của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

 

 

 

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ