* Kiểm tra chế độ ăn uống
- Tránh ăn các thực phẩm giàu purine (chất kích thích sản sinh a xít uric trong cơ thể)
- Thực phẩm giàu purine: Thịt đỏ, chất chiết xuất từ thịt, nội tạng, măng tây, đậu Hà Lan, nấm và súp lơ.
- Nêm ít muối hơn khi nấu ăn.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý... - Ảnh: Shutterstock |
* Nói không với đường fructose
- Hạn chế dùng nước giải khát
- Theo trang tin Livestrong.com, các chuyên gia về sức khỏe nhận thấy rằng nam giới uống nhiều thức uống chứa đường fructose mỗi tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
* Hạn chế uống rượu
- Chất cồn khử nước trong cơ thể vì vậy tốt nhất là tránh xa nó. Mặc dù rượu vang không ảnh hưởng đến nồng độ a xít uric, lượng men trong rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Hạn chế nạp chất cồn nếu bạn đang uống bia.
*Giảm viêm
- Theo Livestrong.com, các chuyên gia thuộc Đại học Maryland (Mỹ) khuyên nên bổ sung các loại quả một như dâu tây, quả mâm xôi… vào chế độ ăn uống của bạn. Ngoài ra, bromelain, chất có trong quả dứa (thơm), là một loại enzyme tiêu hóa với các đặc tính kháng viêm, ức chế protein gây viêm.
- Cần tây, một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, có tác dụng giảm viêm.
* Cân nặng
- Tăng cân hoặc béo phì liên quan trực tiếp đến hàm lượng a xít uric cao. Thực hiện theo một chương trình giảm cân dần dần giúp ngừa hàm lượng cao a xít uric.
|
* Nước
- Uống nước và giữ cơ thể không bị thiếu nước là điều rất quan trọng. Nước làm loãng nồng độ a xít uric trong máu và hoạt động như một chất xúc tác để tống các chất thải ra khỏi thận.
Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn