Tin tức

Để trẻ nhỏ không phải nhập viện vì thủy đậu

Ngày 08/05/2014
ThS. BS. Nguyễn Minh Hồng - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Phần lớn chúng ta nhận vắc-xin thủy đậu sẽ không bị thủy đậu. Nhưng nếu có người nào đã chích ngừa mà vẫn mắc thủy đậu thì cũng rất nhẹ. Họ sẽ bị ít nốt thủy đậu hơn, ít có khả năng bị sốt và sẽ phục hồi sớm hơn.


Tại sao lại cần chích ngừa?


Bệnh thủy đậu (chickenpox hoặc varicella) thường có biểu hiện nhẹ ở trẻ em, tuy nhiên có thể có nguy cơ biến chứng nặng như viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, thiếu niên và người lớn.
 

- Nó gây ra phát ban, ngứa, sốt và mệt mỏi.
 

- Nó có thể dẫn tới nhiễm trùng da nặng, sẹo, viêm phổi, tổn thương não hoặc tử vong.
 

- Siêu vi thủy đậu có thể lây từ người này sang người khác qua đường không khí, hoặc qua tiếp xúc với dịch của những vết rộp thủy đậu.
 

- Người bị thủy đậu có thể phát ban đau đớn gọi là bệnh zona nhiều năm sau.
 

- Trước khi có vắcxin này, khoảng 11.000 người đã nhập viện do bị thủy đậu mỗi năm tại Hoa Kỳ.
 

- Trước khi có vắc-xin này, khoảng 100 người đã chết do bị thủy đậu mỗi năm tại Hoa Kỳ.
 

Vắc-xin thủy đậu có thể phòng ngừa thủy đậu.
 

Phần lớn chúng ta nhận vắc-xin thủy đậu sẽ không bị thủy đậu. Nhưng nếu có người nào đã chích ngừa mà vẫn mắc thủy đậu thì cũng rất nhẹ. Họ sẽ bị ít nốt thủy đậu hơn, ít có khả năng bị sốt và sẽ phục hồi sớm hơn.
 


Ai cần tiêm vắc-xin thủy đậu và tiêm khi nào?

Thường quy

Những trẻ em chưa bao giờ bị thủy đậu nên nhận 2 liều vắc-xin thủy đậu ở những độ tuổi sau:
 

- Liều thứ nhât: 12-15 tháng tuổi
 

- Liều thứ hai: 4-6 tuổi (có thể nhận sớm hơn nếu cách liều thứ nhất ít nhất là 3 tháng)
 

Tiêm cho người lớn

Bất kỳ ai chưa được chích ngừa đầy đủ và chưa bị thủy đậu đều cần nhận một hoặc hai liều vắc-xin thủy đậu. Việc tính thời gian dùng các liều này phụ thuộc vào tuổi của người nhận. Hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ.
 

Một số người không nên chích ngừa vắc-xin thủy đậu hoặc nên chờ

- Một số người không được chích ngừa thủy đậu nếu họ đã bị phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng với liều vắc-xin thủy đậu trước kia hoặc với liều gelatin hoặc kháng sinh neomycin.
 

- Những người bị ốm vừa phải hoặc ốm nặng vào thời điểm chích ngừa theo lịch nên đợi cho đến khi hồi phục trước khi chích ngừa vắc-xin thủy đậu.
 

- Phụ nữ mang thai nên đợi sau khi sinh con mới nên chích ngừa vắc-xin thủy đậu. Phụ nữa không được mang thai 1 tháng sau khi chích ngừa thủy đậu.
 

- Một số người nên hỏi bác sỹ xem họ có nên chích ngừa vắc-xin thủy đậu hay không, bao gồm những người:
 

+ Bị HIV/AIDS, hoặc các bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch khác
 

+ Đang được điều trị bằng các thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, như steroid, trong vòng 2 tuần trở lên
 

+ Mắc một bệnh ung thư
 

+ Đang được điều trị ung thư bằng xạ trị hoặc thuốc
 

- Những người gần đây được truyền máu hoặc được truyền các sản phẩm máu khác nên hỏi bác sỹ thời điểm có thể chích ngừa thủy đậu.
 

Nguy cơ từ vắc-xin thủy đậu là gì?

Vắc-xin, như bất kỳ loại thuốc nào khác, có khả năng gây ra những vấn đề nghiêm trọng, như các phản ứng dị ứng nặng. Nhưng nguy cơ bị thuốc ngừa thủy đậu làm hại nghiêm trọng, hoặc gây tử vong, cực kỳ nhỏ.
 

Tiêm vắc-xin thủy đậu an toàn hơn nhiều so với bị bệnh thủy đậu. Phần lớn những người được chích ngừa vắc-xin thủy đậu không có bất cứ vấn đề nào với nó. Các phản ứng thường có khả năng xảy ra hơn sau liều đầu tiên hơn là sau liều thứ hai.
 

Các vấn đề nhẹ

- Đau nhức hoặc sưng tấy nơi tiêm (khoảng 1 trong 5 trẻ và tối đa là 1 trong 3 thanh niên và người trưởng thành)
 

- Sốt (1 trong 10 người, hoặc ít hơn)
 

- Phát ban vừa phải, tối đa một tháng sau chích ngừa (1 trong 25 người). Những người này có thể làm lây nhiễm những thành viên khác cùng nhà nhưng điều này là đặc biệt hiếm.
 

Các vấn đề vừa phải

- Lên cơn động kinh (co giật hoặc trợn mắt) do sốt (rất hiếm).
 

Những vấn đề nghiêm trọng

- Viêm màng não (rất hiếm)
 

Đã có báo cáo về những vấn đề nghiêm trọng khác, bao gồm cả các phản ứng nghiêm trọng về não và lượng huyết cầu thấp sau chích ngừa thủy đậu. Những điều này xảy ra rất hiếm nên các chuyên gia không thể nói rằng đó là do vắc-xin hay không. Nếu đúng thì cũng cực kỳ hiếm.
 

Điều gì xảy ra nếu có phản ứng hơi nặng hoặc nghiêm trọng?

Phải quan sát dấu hiệu nào?

- Mỗi tình trạng bất thường, như sốt cao, yếu ớt hay sự thay đổi hành vi. Dấu hiệu phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể bao gồm khó thở, giọng nói khàn hoặc thở khò khè, nổi mề đay, da tái nhợt, yếu ớt, nhịp tim nhanh hoặc chóng mặt.
 

Cần phải làm gì?

- Gọi cho bác sĩ, hoặc đưa nạn nhân đến bác sĩ ngay lập tức.
 

- Báo cho bác sĩ biết điều gì đã xảy ra, ngày giờ xảy ra, và nạn nhân được chích ngừa vào lúc nào.


Nguồn: suckhoedoisong.vn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ