Tin tức
Đi tìm nguyên nhân và cách xử trí khi bé bị ho sổ mũi thở khò khè
- 06/05/2021 | Thở khò khè có thể cảnh báo những bệnh đường hô hấp nào?
- 28/06/2020 | Trẻ bị ho nguyên nhân do đâu và cha mẹ cần làm gì?
- 20/09/2021 | Trẻ bị ho kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì và cách phòng ngừa
1. Nguyên nhân do đâu mà bé bị ho, sổ mũi, thở khò khè
1.1. Cách nhận biết chính xác hiện tượng ho, sổ mũi, thở khò khè ở trẻ
Ho, sổ mũi, thở khò khè có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đường hô hấp ở trẻ
Cha mẹ có thể nhận biết con mình bị sổ mũi khi thấy nước mũi của trẻ chảy ra nhiều và thường xuyên. Tiếng thở khò khè tức là âm sắc của tiếng thở trầm gần như tiếng ngáy.
Âm thanh này thường phản ánh bất thường ở đường hô hấp dưới khiến cho phế quản bị viêm nhiễm, phù nề, tắc nghẽn hoặc co thắt, đường lưu thông của không khí bị cản trở nên trẻ hô hấp khó khăn và phát ra âm thanh khò khè khi thở. Cha mẹ có thể kiểm tra bằng cách áp sát tai vào gần miệng trẻ khi trẻ ngủ để nghe nhưng cũng có trường hợp phải nghe bằng ống nghe của bác sĩ mới phát hiện được.
1.2. Do đâu mà trẻ bị ho, sổ mũi, thở khò khè?
Khi trẻ bị ho, sổ mũi, thở khò khè thì nguyên nhân xuất phát có thể là do:
- Hen suyễn
Trẻ bị hen suyễn có thể gặp tình trạng ho, thở khò khè. Đây là bệnh lý viêm mạn tính đường thở. Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu do tiền sử gia đình hoặc bản thân hệ hô hấp của trẻ rất nhạy cảm với các loại chất kích thích như: phấn hoa, khói thuốc lá, khói bụi,... Ngoài ra, đây còn có thể là hệ quả của đợt viêm đường hô hấp cấp.
Nếu như bé bị ho, sổ mũi, thở khò khè thì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phổi. Bệnh lý này là dạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng khiến cho mu mô phổi bị tổn thương. Khi mắc bệnh, phế nang có nhiều mủ và dịch nhầy nên sinh ra những biểu hiện ấy. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp tình trạng thở nhanh liên tục, phập phồng cánh mũi, ho từ vừa đến nặng, đôi khi co rút lõm ở lồng ngực.
Viêm phế quản có thể là nguyên nhân khiến bé bị ho, sổ mũi, thở khò khè
- Viêm tiểu phế quản, viêm phế quản
Bệnh lý này xảy ra khi có tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở tiểu phế quản hoặc các cuống phổi bị nhỏ lại. Bản thân tiểu phế quản không có sụn và kích thước rất nhỏ nên dễ bị phù nề khi bị viêm nhiễm từ đó khiến cho đường thở bị hẹp và quá trình lưu thông không khí bị tắc nghẽn. Kết quả của nó chính là trẻ thở khò khè, khó thở, nặng nhất còn bị suy hô hấp.
- Viêm VA
Khởi phát viêm VA trẻ thường bị sốt trên 39 độ C kèm theo ngạt mũi ngày càng nặng, ban đầu chỉ ngạt một bên rồi sau đó lan sang hai bên. Cũng vì ngạt mũi nên trẻ hay phải thở bằng miệng, thở khò khè và ho. Chính vì dịch chảy từ vòm mũi họng xuống nên trẻ dễ bị viêm họng.
2. Khi trẻ bị ho, sổ mũi, thở khò khè, cha mẹ nên làm gì?
2.1. Biện pháp khắc phục tại nhà
Như vậy có thể thấy, bé bị ho, sổ mũi, thở khò khè xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, cách xử trí khi trẻ bị như vậy cũng không thể giống nhau cho mọi trường hợp. Nếu những hiện tượng này chỉ ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể xử trí tại nhà bằng một số cách như sau:
- Làm thông thoáng đường thở cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Khi trẻ bị sổ mũi, cha mẹ hãy nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi, mỗi ngày 2 - 3 lần. Nếu việc làm này vẫn chưa đủ để làm sạch dịch nhầy trong mũi và họng của bé thì hãy dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé mỗi ngày 2 - 3 lần.
Đưa con đến gặp bác sĩ thăm khám là cách tốt nhất để tìm ra chính xác nguyên nhân bé bị ho, sổ mũi, thở khò khè
- Cho trẻ kê cao gối khi ngủ
Nếu bị khó thở, thở khò khè, việc cao kê gối cho trẻ khi ngủ sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc trị bệnh cho trẻ
Thói quen của rất nhiều cha mẹ là khi thấy bé bị ho, sổ mũi, thở khò khè liền đến hiệu thuốc hỏi mua thuốc theo tư vấn của dược sĩ mà không biết rằng việc làm này rất nguy hiểm. Nếu dùng không đúng thuốc khi chưa rõ nguyên nhân rất dễ khiến cho các triệu chứng này trở nên trầm trọng hơn, việc điều trị sau đó khó đạt hiệu quả vì nhờn thuốc,...
- Vấn đề dinh dưỡng
Trẻ cần được bú mẹ nhiều hơn để cơ thể được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng. Ngoài ra cha mẹ cũng cần cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng cho dễ nuốt, bổ sung thêm các loại nước trái cây để vừa ngừa thiếu nước vừa bổ sung vitamin tăng cường đề kháng cho trẻ.
2.2. Thời điểm cần can thiệp y tế
Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp ngay khi:
- Bé bị ho, sổ mũi, thở khò khè kéo dài.
- Bé có hiện tượng ngủ li bì, thở ngực rút lõm, rối loạn tri thức, sốt cao trên 39 độ C, người tím tái,...
Bằng việc làm này, cha mẹ sẽ giúp cho con mình được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu nhằm tìm ra nguyên nhân ho, sổ mũi, thở khò khè, từ đó có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC từ lâu đã được đông đảo bệnh nhân biết đến như một địa chỉ uy tín trong điều trị các bệnh lý hô hấp ở trẻ bởi nơi đây quy tụ nhiều bác sĩ Nhi có bề dày kinh nghiệm và các thiết bị y tế hiện đại. Nhờ điều ấy mà kết quả thăm khám cho trẻ luôn có tính chính xác cao; nhanh chóng tìm ra nguyên nhân bé bị ho, sổ mũi, thở khò khè để khắc phục tốt nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Mọi băn khoăn khác về các bệnh lý hô hấp có liên quan đến những hiện tượng này, cha mẹ cũng có thể gọi điện tới tổng đài của bệnh viện: 1900 56 56 56, chuyên gia y tế của chúng tôi luôn sẵn lòng chia sẻ những thông tin hữu ích để cha mẹ tìm ra cách xử trí phù hợp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!